[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng không chỉ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩmmà còn là yếu tố giúp đảm bảo tính bền vững cho ngành.
Sau 10 năm triển khai đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020” công tác giống của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng đã đạt được kết quả đáng khích lệ, hàng trăm cơ sở sản xuất và cung ứng giống vật nuôi đã được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều giống lợn, gia cầm, trâu bò… có năng suất và chất lượng cao đã được nhập về Việt Nam, hàng chục dòng/tổ hợp lai vật nuôi mới đã được tạo ra và chứng minh tính hiệu qủa trong sản xuất, nhiều giống bản địa có nguồn gen quý đã được lưu giữ, bảo tồn…Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác giống vật nuôi còn nhiều bất cập, lạc hậu so với thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường…Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường cần có những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Kết quả bước đầu
Trong 10 năm qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, chúng ta đã giành được kết quả bước đầu trong công tác giống:
Về hệ thống sản xuất và cung ứng giống: Đối với lợn,cả nước hiện có gần 200 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 110 nghìn con. Số cơ sở giống cung cấp lợn con thương phẩm phát triển mạnh mẽ, phần lớn các cơ sở chăn nuôi quy mô trung bình trở lên đều tổ chức sản xuất theo chuỗi, tự cung cấp con giống.Đối với gia cầm, do chính sách thông thoáng nên đã huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư mạnh mẽ vào công tác giống, đã có hàng ngàn cơ sở sản xuất và cung ứng con giống trải đều trên phạm vi cả nước, cơ bản đáp ứng thị trường trong nước. Mặt khác, gần đây một sốtập đoàn lớn đã quan tâm đến công tác sản xuất và cung cấp con giống chăn nuôi, ví dụ như liên doanh THADI – HVG đang triển khai xây dựng trang trại sản xuất heo giống với quy mô 45.000 con trong năm 2020 với tổng giá trị đầu tư 2.000 tỷ đồng, triển khai tại An Giang, Bình Định…
Về công tác nhập khẩu giống: Nhờ cơ chế cho phép các cơ sở chăn nuôi, các doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập khẩu giống nên trong thời gian qua chúng ta đã nhập được nhiều giống mới. Có thể nói hầu hết các giống vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm…) tốt nhất trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi bản địa: Các nhà khoa học đã xác định được 53 nguồn gen vật nuôi cần được bảo tồn, đã tiến hành bảo tồn, lưu giữ thành công gần 30 giống vật nuôi, điển hình như bò U đầu rìu (Nghệ An), gà Hồ (Bắc Ninh), lợn Móng Cái (Quảng Ninh), gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà Mía (Sơn Tây – Hà Nội), vịt Kỳ Lừa (Lạng Sơn)…đây là thành công ban đầu tạo tiền đề cho công tác chọn tạo giống mới mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai.
Công tác tạo giống mới: Trong 10 năm vừa qua ngành chăn nuôi đã công nhận 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi mới, nổi bật là các giống vịt PT-Đại Xuyên, gà ri vàng rơm-VCN/VP, dòng vịt lai thương phẩm VSM6…Ngoài ra, ngành chăn nuôi đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống lợn từ các giống nhập nộicó năng suất và chất lượng cao, các giống lợn bản địa có khả năng thích ứng tốt để nghiên cứu chọn, tạo ra giống mới. Ngành thủy sản công nhận 13 giống thủy sản mới như các giống cá trắng, cá rô phi chọn giống theo hệ G0, giống rô phi chọn giống mặn lợ thế hệ G5, cá tầm Nga…
Hạn chế, bất cập
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng hiện nay công tác quản lý, nghiên cứu, chọn tạo giống còn khá nhiều hạn chế, bất cập thể hiện ở các khía cạnh như sau:
Công tác quản lý: Mặc dù Bộ NN & PTNT đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát, quy hoạch vùng giống vật nuôi nhưng trong quá trình triển khai do các yếu tố chủ quan và khách quan nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo khảo sát mới nhất, Bộ NN & PTNT chỉ kiểm soát được dưới 10% các cơ sở sản xuất giống lợn cụ kỵ, ông bà; khoảng gần 40 % giống gia cầm ông bà và gần 50% đối với các cơ sở giống thủy sản.Do không tạo ra được giống mới nên Việt Nam phải nhập 80% lợn giống gốc, khoảng 70 % gà giống gốc.Hệ thống sản xuất con giống phát triển tự phát, manh mún, thiếu tính quy hoạch và định hướng, hoàn toàn bị động khi có sự cố (tình trạng thiếu lợn giống như hiện nay). Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan Trung ương và địa phương chưa được thường xuyên và thống nhất;
Mô hình quản lý công tác giống cũ kỹ, chưa theo thông lệ quốc tế: Trong khi các nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý giống hình tháp 4 cấp ( Cụ kỵ – Ông bà – Bố mẹ – Thương phẩm) thì ở nước ta, chỉ khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng các giống lợn được quản lý theo mô hình 4 cấp,giống gà lông màu mới chỉ dừng ở mức 3 cấp nhưng cũng chỉ đáp ứng 10% thị trường. Phần lớn các giống gà lông trắng do không nhập được gà ông bà nên chỉ áp dụng mô hình 2 cấp (bố mẹ – thương phẩm) và đáp ứng khoảng 25% thị trường trong nước, số còn lại phải nhập từ nước ngoài (khoảng 2 triệu con/năm);
Công nghệ tạo giống lạc hậu, thiếu tính lâu dài,chủ yếu tập trung vào những vật nuôi ngắn ngày như gia cầm, lợn, chưa quan tâm đến tạo giống đại gia súc. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn, đơn giản, chưa đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao; nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu về giống còn hạn chế…
Công tác truyền thông, quảng bá và chuyển giao tiến bộ trong công tác giống chưa được quan tâm, đầu tư thỏa đáng dẫn tới tỷ lệ người chăn nuôi sử dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới còn thấp. Cả nước vẫn còn 37,5% số lượng bò thịt sử dụng giống địa phương năng suất thấp, trên 25 % đàn lợn và khoảng 30% đàn gia cầm chưa sử dụng giống năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật mới.
Một số vấn đề cần đổi mới
Ngành chăn nuôi hiện nay đối mặt với nhiều thách thức như: Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, xu thế hội nhập, mở cửa đang cận kề… Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đủ sức đứng vững tại thị trường nội địa và cạnh tranh quốc tế, công tác giống vật nuôi cần triển khai một số nội dung sau:
Tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý, kiểm soátgiống vật nuôi, đặc biệt là các giống gốc thế hệ cụ kỵ, ông bà. Tiếp tục hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, xây dựng mới đề án quy hoạch vùng giống phù hợp với thực tế. Tiếp tục, cập nhật ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn giống, các công nghệ mới theo thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng giống, công khai minh bạch trong công tác công nhận và cấp chứng chỉ giống. Xây dựng hệ thống giống quốc gia trên cơ sở quy hoạch, tái cơ cấu hệ thống hiện tại để đảm bảo Nhà nước có thể quản lý, điều tiết các giống gốc có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.
Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa con giống. Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong nghiên cứu và sản xuất giống như: công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gien, nuôi cấy mô tế bào… Đối với giống lợn, cần chọn tạo một số giống đặc trưng cho Việt Nam và triển khai triệt để mô hình 4 cấp, trong đó Nhà nước cơ bản đảm bảo kinh phí cho việc cung cấp giống cụ kỵ, ông bà.
Đối với giống gia cầm, ngoài việc tiếp tục nhập khẩu để khai thác các giống có năng suất cao, cần quan tâm chọn tạo một số giống gà lông trắng mới, nuôi giữ theo mô hình 4 cấp nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc nhập giống từ các nước như hiện nay. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ chọn giống tiên tiến trên thế giới (chọn lọc cá thể và gia đình) trong công tác chọn tạo các giống gà lông màu để phát huy, khai thác tiềm năng các nguồn gen quý bản địa. Xác định các tổ hợp lai phù hợp với trình độ sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước;
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chọn tạo, sản xuất giống. Xây dựng cơ chế đặc thù tạo kích thích đối với nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này. Cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân, bảo quản, chế biến giống để chuyển giao cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi..
GS.TS Nguyễn Duy Hoan – Đại học Thái Nguyên
Việt Nam phải nhập 80% lợn giống gốc, khoảng 70 % gà giống gốc
Theo khảo sát mới nhất, Bộ NN & PTNT chỉ kiểm soát được dưới 10% các cơ sở sản xuất giống lợn cụ kỵ, ông bà; khoảng gần 40 % giống gia cầm ông bà và gần 50% đối với các cơ sở giống thủy sản.Do không tạo ra được giống mới nên Việt Nam phải nhập 80% lợn giống gốc, khoảng 70 % gà giống gốc.Theo khảo sát mới nhất, Bộ NN & PTNT chỉ kiểm soát được dưới 10% các cơ sở sản xuất giống lợn cụ kỵ, ông bà; khoảng gần 40 % giống gia cầm ông bà và gần 50% đối với các cơ sở giống thủy sản.Do không tạo ra được giống mới nên Việt Nam phải nhập 80% lợn giống gốc, khoảng 70 % gà giống gốc.
- giống lợn li>
- giống vật nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất