Cừu mũi đen có nguồn gốc từ Thụy Sĩ là loài cừu hiếm, được xếp vào nhóm di sản, với bộ lông có hai màu đen trắng xen kẽ, trong đó phần lông đen che kín toàn bộ khuôn mặt. Với vẻ ngoài vô cùng đáng yêu và thu hút của mình, cừu mũi đen Valais lập tức gây được sự chú ý và trở thành ngôi sao động vật trong khu vực, trở thành giống cừu được những người nông dân yêu thích.
Nổi tiếng là loài cừu đáng yêu nhất thế giới, cừu mũi đen Valais là giống cừu quý hiếm của Thụy Sĩ, trước đây chúng được xem là “di sản” cũng bởi con người chỉ có thể bắt gặp chúng ở Valais và vùng cao nguyên ở Thụy Sĩ.
Cừu mũi đen có nguồn gốc từ vùng Valais, Thụy Sĩ. Loài cừu này thường được chăn thả dọc theo các sườn núi cao dọc theo dãy Pennine, nằm giữa biên giới hai nước Thụy Sĩ và Italy. Tại nước Đức, loài này còn được gọi là cừu mũi đen Walliser. Ảnh: Oddity Central
Đây là loài cừu núi có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các vùng núi cao, sườn đồi, dốc núi. Cũng giống như những con cừu khác, cừu mũi đen cũng được nuôi để lấy lông và lấy thịt. Ảnh: Thefeaturedcreature.com
Lông cừu là loại sợi lông động vật được sử dụng rộng rãi để sản xuất len. Phần lông trắng dài, mềm và xoắn lọn như những sợi dây thừng của cừu mũi đen là nguồn cung cấp khoảng 4 kg len mỗi năm. Ảnh: thefeaturedcreature.com
Tuy nhiên, điểm khác biệt của loài cừu này đó là phần lông có hai màu đen trắng xen kẽ, nổi bật là phần lông đen là mặt, tai, chân. Đây cũng là đặc điểm để gọi tên loài cừu này và khiến nhiều người nhầm tưởng vẻ bề ngoài của chúng như những con thú bông. Ảnh: Oddity Central
Cừu mũi đen là loài cừu quý hiếm, được xếp vào nhóm động vật di sản. Ảnh: tumblr.com
Mặc dù đã được biết đến từ năm 1400, nhưng đến năm 1962, cừu mũi đen Valais lần đầu tiên được công nhận là một giống riêng biệt. Ảnh: Oddity Central
Mỗi con cừu đực nặng trung bình từ 80-130 kg, cừu cái nặng từ 70-90 kg. Cả cừu đực và cừu cái đều có sừng. Ảnh: Oddity Central
Biên dịch: Thùy Linh (Theo Oddity Central)
Nguồn tin: VnExpress
- chăn nuôi cừu li>
- Cừu mũi đen li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất