[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian gần đây, Thanh Hóa liên tiếp “đón sóng” những dự án đầu tư chăn nuôi lớn khiến tỉnh này được ví là một trong những “thủ phủ” chăn nuôi của Việt Nam.
Cụ thể, theo thống kê của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, từ đầu năm 2020 đến tháng 11.2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án chăn nuôi, tổng mức đầu tư là 911,16 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Lũy kế từ năm 2016 đến cuối năm 2020, tỉnh có 16 doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, hình thành 34 khu/cụm trang trại chăn nuôi tập trung với 1.912 trang trại trên địa bàn toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, từ năm 2015, UBND tỉnh đã ký quyết định thành lập 70 trang trại chăn nuôi; gồm 42 trang trại chăn nuôi lợn, 15 trang trại chăn nuôi gà, 10 trang trại chăn nuôi bò và 3 trang trại chăn nuôi tổng hợp.
Ngoài ra, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án chăn nuôi gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, như: chuỗi chăn nuôi lợn của Công ty CP Nông sản thực phẩm Việt Hưng tại xã Thành Tâm (Thạch Thành); dự án chăn nuôi bò Úc của Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước tại xã Lương Trung; dự án “Ứng dụng công nghệ cao để chăn nuôi lợn giống, sản xuất thức ăn lên men và sản xuất phân bón” của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương tại xã Minh Tiến (Ngọc Lặc)…
Một số dự án chăn nuôi lớn của Thanh Hóa:
1. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH
Ngày 8/5/2020, Tập đoàn TH và UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức lễ khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ (huyện Nông Cống).
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại hai xã Yên Mỹ và Công Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa do Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (Tập đoàn TH True Milk) đầu tư, có tổng số vốn 3.800 tỷ đồng, quy mô nuôi khoảng 20.000 bò sữa và nhà máy chế biến sữa tập trung công suất 300 tấn/ngày.
Dự án quy hoạch sử dụng 1.354 ha đất, trong đó đất trang trại và xây dựng nhà máy chế biến sữa 165 ha, đất trồng cỏ 1.189 ha. Ngoài ra, Tập đoàn TH cũng phát triển vùng nguyên liệu ở các huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thạch Thành…; liên kết cùng các huyện hỗ trợ máy thu hoạch lúa để sau thu hoạch có nguyên liệu rơm bán cho Tập đoàn nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho bò sữa.
2. Dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn ngoại Ao Trời
Địa điểm tại thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang (Như Thanh) do Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức đầu tư. Dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương năm 2019, quy mô gần 30 ha, với 21 dãy chuồng nuôi, công suất của trang trại có thể đạt 3,6 nghìn con lợn nái, 6 nghìn con lợn thịt. Sau thời gian khẩn trương thi công, hệ thống hạ tầng cơ sở đã hoàn thiện. Tháng 6/2020 vừa qua đã đón 320 cá thể lợn bố mẹ nhập từ Thái Lan.
3. Dự án trại lợn của Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi New Hope Thanh Hóa
Theo đó, Công ty đặt trụ sở chính tại xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trên diện tích 113ha, xây dựng trại ông bà, cụ kị 1200 con, trại nái quy mô 7.500 con, trại lợn thịt quy mô 72 000 con.
4. Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi của Xuân Thiện
Ngày 21/12/2020, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Tập đoàn Xuân Thiện và UBND huyện Ngọc Lặc đã khởi công Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện – Thanh Hóa I. Theo báo cáo của chủ đầu tư, DA khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện 1 có tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng tương đương 1,5 tỷ đô la Mỹ.
Sau khi hoàn thành, hàng năm dự án tạo ra 180 nghìn tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50 nghìn tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600 nghìn tấn phân vi sinh hữu cơ; hình thành tổng đàn lợn 67.500 lợn nái và cung cấp 1,5 triệu lợn thịt/năm; tổng doanh thu 38.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách 1.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động.
6. Tập đoàn AVG dự định ‘đổ’ 1,4 tỷ USD vào Tổ hợp chế biến thịt lợn
Chiều 22/1/2021, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị trực tuyến kí kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) về triển khai dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn. Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và sản xuất đường. Đây là đơn vị xếp thứ 20 về sản lượng và đứng thứ 3 về kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thịt lợn tại Nga.
Với kế hoạch phát triển dài hạn, Tập đoàn AVG đã tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư Tổ hợp chế biến thịt lợn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Với quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000 ha; trong đó, có 43 trang trại lợn thương phẩm và 3 trang trại lợn lai; nhà máy sản xuất thức ăn hỗ hợp với công suất 2 triệu tấn/năm; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400 ha. Dự án được chia thành 3 giai đoạn và phân chia thành 2 nhóm phù hợp với từng giai đoạn xây dựng tuỳ theo điều kiện tài chính.
7. Tổng Công ty CP Nông sản Phú Gia đầu tư mở rộng và nâng cấp trại gà giống
Năm 2021, Tổng Công ty CP Nông sản Phú Gia đầu tư mở rộng và nâng cấp trang trại gà giống và nhà máy ấp nở công nghệ cao tại Công ty CP Giống Phú Gia, xã Xuân Phú. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư để đưa vào hoạt động 2 cụm trang trại nuôi gà thịt công nghệ cao tại xã Xuân Trường (Thọ Xuân), xã Lam Sơn (Ngọc Lặc). Triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới, hướng tới xuất khẩu cho sản phẩm thịt gà của tỉnh Thanh Hóa”.
Tâm An (tổng hợp)
Ban hành nhiều chính sách đặc thù thu hút đầu tư chăn nuôi
Xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tiêu biểu là cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.
Đối với từng dự án, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng và không quá 3,5 tỷ đồng/khu đối với miền núi… cùng với đó, tỉnh cũng có một số chính sách đặc thù, như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, hỗ trợ đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ… Hàng năm, tỉnh sẽ bố trí ngân sách hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ…
Ngoài ra, 11 huyện miền núi trong tỉnh đều ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng bền vững. Tại huyện Như Xuân, để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 20 con trở lên; hỗ trợ 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi dê có tổng đàn từ 100 con trở lên; hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm; trồng cỏ chăn nuôi…
- Phú Gia li>
- AVG li>
- dự án chăn nuôi li>
- Thanh Hóa li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Em bên công ty xuất nhập khẩu thức ăn cho chăn nuôi. Em nhập hàng từ nước ngoài về và rất hiệu qua trong chăn nuôi làm giảm thiểu bệnh tật và tăng năng xuất trong chăn nuôi có hiệu quả cao sản phẩm đảm bảo cho vật nuôi lẫn con người môi trường.