[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng 11/2024, 02 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
Ngành thức ăn chăn nuôi của Mavin đạt 3 mục tiêu về phát triển bền vững năm 2023
Trang trại heo Mavin tại huyện Kbang – tỉnh Gia Lai
Để đạt được chứng nhận danh giá này, các trang trại đã trải qua một quá trình đánh giá hết sức nghiêm ngặt. Các chuyên gia độc lập đã tiến hành kiểm tra toàn diện mọi khâu trong quy trình sản xuất, từ nguồn giống, thức ăn, điều kiện chuồng trại, cho đến quy trình vệ sinh, xử lý chất thải và an toàn sinh học. Tất cả các tiêu chí đều phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn Global GAP S.L.P, một trong những tiêu chuẩn quốc tế uy tín nhất về thực hành nông nghiệp tốt.
Thành quả này là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Mavin trong việc xây dựng một hệ thống chăn nuôi hiện đại, bền vững và đạt chuẩn quốc tế.
Chứng nhận Global S.L.P, kế thừa từ phiên bản Global GAP 5.2, đặt ra những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt đối với các trang trại chăn nuôi. Để đạt được chứng nhận Global GAP, các trang trại chăn nuôi heo phải đáp ứng một loạt các tiêu chí nghiêm ngặt, bao gồm: Chất lượng nước và thức ăn, Điều kiện chuồng trại, Phúc lợi động vật, Vệ sinh và an toàn sinh học, Quản lý chất thải, Quản lý thuốc thú y và Trách nhiệm xã hội.
Việc đạt được chứng nhận Global GAP S.L.P có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vị thế tiên phong của Tập đoàn Mavin trong ngành chăn nuôi Việt Nam, luôn đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và công nghệ hiện đại. Chứng nhận này cũng thể hiện cam kết của Mavin trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo phúc lợi động vật và phát triển bền vững.
Đoàn đánh giá Global GAP tiến hành kiểm tra toàn diện mọi khâu trong quy trình sản xuất của các trang trại heo Mavin
Đặc biệt, với chứng nhận Global GAP S.L.P, sản phẩm thịt heo của các Trang trại Mavin được cấp chứng nhận toàn cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Điều này nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng của Mavin là cung cấp nguồn thịt sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Việc cấp chứng nhận Global GAP phiên bản S.L.P là một nỗ lực liên tục trong hành trình chuyển đổi xanh của Tập đoàn Mavin, nhằm chung tay với Chính phủ trong lộ trình giảm phát thải về 0 đến năm 2050.
Trong hành trình này, Mavin đã có nhiều hành động cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt chuỗi sản xuất cung ứng của mình, bao gồm: quản lý chất thải bền vững, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, giám sát và cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, 100% trang trại chăn nuôi của Mavin đã chuyển sang sử dụng năng lượng khí sinh học (biogas) trong sản xuất, chất thải chăn nuôi được thu hồi và xử lý để cung cấp phân bón hữu cơ cho cây trồng. Công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện môi trường gồm: Hệ thống cho ăn/uống tự động giảm hao hụt rơi vãi lãng phí, giảm nhân công làm việc trong trại, thức ăn chăn nuôi được chở trong xe bồn và xả thẳng vào các silo chứa cám qua đó tiết kiệm mỗi năm hàng chục tỉ đồng chi phí bao bì. Hệ thống làm mát trung tâm tự động tối ưu năng lượng sử dụng, đồng thời cũng góp phần giảm lượng nước làm mát chuồng trại.
Mavin đang xem xét ứng dụng mô hình tuần hoàn tại các trang trại heo đáp ứng tiêu chí không xả thải
Các trang trại Mavin cũng ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống tập trung SAP ERP, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, kết xuất dữ liệu theo thời gian thực phục vụ công tác quản lý, lập kế hoạch kịp thời.
P.V
Mavin cũng đang xem xét ứng dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại các trang trại qua đó giảm phát thải và tăng tỷ lệ tái tạo. Bao gồm: ứng dụng công nghệ chuồng full hầm tiên tiến, đáp ứng các tiêu chí không xả thải, ngừa dịch bệnh, tiết kiệm nước; ứng dụng quy trình xử lý chất thải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, hạn chế nguồn lây nhiễm, mùi hôi, chất thải heo cũng được tận dụng chuyển hóa thành phân bón hữu cơ, trả lại cho đất những gì mà quá trình canh tác đã lấy đi.
- mavin li>
- trại heo li>
- tiêu chuẩn Global Gap li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất