“Dự báo thị trường thịt lợn toàn cầu” của ResearchAndMarkets.com dựa trên hoạt động sản xuất, tiêu thụ, xuất- nhập khẩu và doanh nghiệp tham gia ngành hàng thịt lợn.
Theo các chuyên gia phân tích, thịt lợn hiện vẫn là loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ước tính khoảng một phần ba tổng số lượng thịt được tiêu thụ trên thế giới hiện nay là thịt lợn, kế đến là thịt bò và thịt gà.
Tuy nhiên kể từ sau khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát từ năm 2018 đến nay, tổng đàn lợn thế giới đã bị sụt giảm mạnh dẫn đến khan hiếm nguồn cung thịt lợn và đẩy giá mặt hàng này lên cao.
Một người dân Trung Quốc dừng chân chờ mua thịt lợn ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Ngoài Trung Quốc và Mỹ là những nơi có hoạt động chăn nuôi lợn công nghiệp phát triển, đồng thời là thị trường lớn thì Liên minh Châu Âu cũng là một khu vực sản xuất thịt lợn quan trọng.
Riêng Trung Quốc chiếm tới phân nửa tổng đàn lợn thế giới, tính đến trước dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Tuy nhiên tính đến cuối năm ngoái, khoảng một nửa số lượng thịt lợn trên thế giới vẫn được tiêu thụ ở Trung Quốc, nơi quốc gia 1,4 tỷ dân đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và thu nhập đầu người tăng, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên.
Một khách hàng mua thịt lợn trong siêu thị ở quận 9, TP. HCM hồi tháng 3 năm 2020. Ảnh: Quynh Tran
Theo Global Pork Market, thị trường thịt lợn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 191,2 tỷ USD vào năm 2026. Trong đó Trung Quốc vẫn sẽ phải tìm nguồn cung cấp nhiều loại thịt lợn hơn từ nước ngoài, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và tái đàn trong nước nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm thịt lợn trong nước do dịch tả lợn Châu Phi và Covid-19 gây ra.
Trong những năm gần đây, mặc dù chứng kiến lượng tiêu thụ thịt lợn gia tăng mạnh ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tuy nhiên 50% thịt lợn của thế giới vẫn được sản xuất và tiêu thụ ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Các chuyên gia dự báo, đây sẽ là cơ hội cho các quốc gia khác, nhất là khi Trung Quốc vẫn đang phải tìm kiếm nhiều sản phẩm thịt lợn hơn để bù đắp thiếu hụt trong nước. Theo đó, các quốc gia sản xuất thịt lợn lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Brazil và Chile đang chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu ngành hàng thịt lợn.
Hiện sản lượng thịt lợn của Mỹ vẫn đang tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi chờ sự hồi phục sau dịch bệnh ở khu vực Châu Á để sớm quay trở lại khả năng tự cung tự cấp hơn như Châu Âu và Châu Mỹ.
Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng nhu cầu thịt lợn cùng với tăng hiệu quả sản xuất và nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm là những động lực chính của ngành công nghiệp thịt lợn.
Biểu đồ mô tả lượng tiêu thụ thịt thế giới, Châu Á, Trung Quốc và Việt Nam trong năm 2019 (xanh lá là thịt bò-bê; vàng là thịt lợn; xanh dương là thịt gia cầm và đỏ là thịt cừu). Đồ họa: OECD & FAO
Năm 2019, nhà sản xuất thịt lợn khổng lồ Mỹ Tyson Foods đã cấm sử dụng thuốc tăng trọng để thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn và mở rộng thị phần thế giới. Tuy nhiên ngay cả những ông lớn trong ngành cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức như dịch bệnh chưa có vacxin hữu hiệu, đại dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả bấp bênh…, gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường sản xuất, tiêu thụ, xuất- nhập khẩu thịt lợn nói chung trên toàn cầu.
10 quốc gia và khu vực sản xuất-tiêu thụ thịt lợn và có ảnh hưởng lớn đến thị trường thịt lợn thế giới hiện nay bao gồm: Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Mỹ, Brazil, Nga, Việt Nam, Canada, Mexico, Philippines, Hàn Quốc và các nước khác.
Kim Long (Globe Newswire)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- dự báo li>
- thị trường thịt lợn li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất