6 triệu con lợn đã bị tiêu hủy, thiệt hại hơn 28.000 tỷ đồng. Vì sao dịch tả lợn châu Phi quay trở lại và giải pháp nào cho sinh kế của 2,5 triệu hộ chăn nuôi tại Việt Nam?
Dịch tả lợn châu Phi đã quay trở lại
Xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi nói chung, mà cụ thể là những người nông dân. Sau thời gian quyết liệt phòng, chống, dịch tả lợn cơ bản được kiểm soát.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại ở một số địa phương Bắc Trung Bộ. Việc dịch trở lại đã gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, tác động xấu đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hàng triệu con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: TTXVN
Dịch tả lợn quay trở lại Nghệ An vào đầu năm nay và cứ thế nhanh chóng lan rộng và vượt sự kiểm soát. Gần như địa phương nào cũng có lợn mắc bệnh. Không chỉ có Nghệ An mà tại 2 địa phương lân cận là Quảng Bình và Hà Tĩnh, dịch cũng đang bùng phát trở lại.
Là một trong những hộ bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi năm 2019, sau hơn 1 năm bỏ trống chuồng trại, gia đình quyết định vay vốn để tái đàn. Số lợn sắp xuất chuồng, những tưởng giúp gia đình trang trải nợ nần nhưng vì dịch mà 35 con lợn trong đàn đã chết, số còn lại cũng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Lợn chết, hộ nhiều vài chục đến hàng trăm con, hộ nhỏ lẻ thì vài ba con lợn nái và lợn thịt. Vị chi, mỗi gia đình thiệt hại ít nhất cũng trên dưới 100 triệu đồng. Vốn sống nhờ vào chăn nuôi nên khi lợn chết chỉ còn biết nuôi dăm con vịt, vài ba con gà. Bên cạnh việc gia tăng kinh tế cho gia đình thì cũng tận dụng được số cám của lợn còn bỏ lại sau khi đã chết. Tuy nhiên, vài con gà cũng không thể cải thiện được kinh tế.
Dịch tả lợn châu Phi gây ra khi tấn công trên diện rộng
Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Quảng Bình, đã có 21 xã, của 4 huyện thị xã có dịch tả lợn châu Phi; các ổ dịch đều xảy ra tại các xã đã từng xuất hiện dịch tả lợn của năm 2019.
Còn tại Nghệ An, tính hết tháng 4, tỉnh đã có 17 huyện, thành phố, thị xã có lợn nhiễm tả lợn châu Phi; tiêu hủy gần 2.300 con, với tổng trọng lượng trên 150 tấn.
Tại Hà Tĩnh, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát nhanh, khó kiểm soát. Tính đến thời điểm này, Hà Tĩnh có 11/13 huyện, thị xã, thành phố có dịch. Tiêu hủy hơn 8.000 con, trọng lượng hơn 500 tấn.
Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại
Công tác phòng dịch tả lợn châu Phi ở nhiều địa phương chưa đảm bảo. Ảnh minh họa: TTXVN
Lợn vừa chết 1 đàn hơn 10 con, nay chỉ còn vài con vừa tách mẹ nhưng chúng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu mắc bệnh. Thay vì được cán bộ thú y của xã đến hỗ trợ thăm khám thì người chăn nuôi tự bắt bệnh rồi cũng tự mua thuốc về tiêm.
Tự xoay sở được chăng hay chớ bởi chức vụ cán bộ chuyên trách thú y ở cấp xã đã bị cắt. Vì vậy, khi có dịch bùng phát thì chính quyền địa phương mới tìm người để thuê thời vụ. Khoản kinh phí 1,3 triệu/tháng không thể tìm được người sát sao với công việc là điều hiển nhiên.
Không chỉ vậy, với mỗi địa phương, nguồn kinh phí dự phòng để phòng chống dịch bệnh là hạn hẹp, từ việc lập tổ gác, xử lý chôn lấp lợn chết, mua hóa chất, vôi bột. Chính vì kinh phí không đảm bảo, một số địa phương lại giao trách nhiệm việc xử lý xác vật nuôi cho người dân.
Có đến đâu làm được đến đó nên, thay vì đưa xác lợn chết ra nơi tập trung để chôn lấp, nhiều người chọn phương án tiết kiệm nhất là đốt tại chuồng và chôn xác lợn chết ngay trong vườn.
Giải pháp phòng dịch tả lợn châu Phi
Trước tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi có diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiện thuyên giảm, các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch với quyết tâm cao.
Nhiều địa phương khuyến cáo và yêu cầu bà con, thời điểm này, tuyệt đối không nên tái đàn. Ngoài ra, người chăn nuôi cần tăng cường phun khử trùng tiêu độc môi trường, rắc vôi bột trên các tuyến đường ra vào hộ gia đình có dịch, lập chốt kiểm soát dịch bệnh, tiêu hủy toàn bộ số lợn bị nhiễm bệnh để hạn chế lây lan mầm bệnh.
Đồng thời, các hộ dân được yêu cầu áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chỉ cho tái đàn đối với các hộ đảm bảo đủ điều kiện chăn nuôi, thú y; không hỗ trợ cho các hộ cố tình tái đàn khi chưa đảm bảo, làm dịch bệnh lây lan.
Sớm sản xuất thương mại vaccine tả lợn châu Phi
Các ổ dịch tái phát lần này chủ yếu xảy ra, tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học. Cụ thể, khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không thông báo để lấy mẫu xét nghiệm mà tìm cách bán chạy.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi không báo cáo cho chính quyền cơ sở, hoặc cơ quan thú y, để xử lý kịp thời các trường hợp lợn bệnh khi mới phát hiện. Ngoài ra, không thể không kể đến nhiều địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch. Vì vậy, khi dịch xảy ra thì trở tay không kịp.
Ngoài những giải pháp đối phó khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng, thì vaccine phòng vệ là giải pháp cấp thiết. Sau một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá chất lượng, dự kiến trong Quý III/2021, Việt Nam sẽ có vaccine thương mại phòng dịch tả lợn châu Phi để đưa vào lưu hành. Đây là nỗ lực rất lớn của đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia thú y Việt Nam cũng như sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, vì sinh kế của 2,5 triệu hộ chăn nuôi Việt Nam.
Sau gần 30 ngày tiêm vaccine thử nghiệm, lứa lợn được đưa vào khu có dịch tả lợn châu Phi. Sau hơn 15 ngày, đàn lợn vẫn phát triển khỏe mạnh. Trong khi đó, lứa lợn khác không được tiêm vaccine đã chết hoàn toàn khi thả vào khu gây bệnh chỉ sau 1 tuần.
Vaccine được nghiên cứu và chế tạo dựa trên giống virus dịch tả lợn châu Phi do Mỹ phân lập, nghiên cứu 10 năm nay và chuyển giao cho Việt Nam. Không chỉ thành công trong môi trường phòng thí nghiệm mà khi thử nghiệm tiêm với lợn được nuôi nhốt trong môi trường ngoài cũng đã mang lại kết quả ngoài mong đợi.
Bộ NN&PTNT đã giao Vụ Khoa học công nghệ thành lập Hội đồng khoa học độc lập để kiểm nghiệm và đánh giá vaccine. Dự kiến, sang Quý III năm nay sẽ bắt đầu bán ra thị trường. Nếu làm được điều này, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Hồng Anh, Hồ Trí, Phùng Định
Đài Truyền hình Việt Nam
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất