Cùng với các biện pháp mang tính chủ động về phòng chống dịch bệnh, việc thành công trong chọn giống vật nuôi kháng bệnh góp phần quan trọng hoàn thiện đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam.
Thành công bước đầu của Đề án “Nghiên cứu khả năng kháng tự nhiên đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi” của Học viện Nông nghiệp Việt Nam mới đây đang mở ra hướng đi mới trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi, qua đó, thêm cơ hội tạo niềm tin đối với các hộ chăn nuôi giảm bớt thiệt hại trong những đợt dịch xảy ra trước đây.
Sau 17 tháng triển khai Đề án “Nghiên cứu khả năng kháng tự nhiên đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi” sàng lọc từ 1.000 con lợn sống sót sau các ổ dịch tại 3 cơ sở chăn nuôi trên cả nước cho thấy, cá thể lợn nái đẻ đến lứa thứ tư vẫn còn nguyên kháng thể dương tính với dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt, trong một số trường hợp, kháng thể này kéo dài đến 12 tháng tuổi trong những lứa lợn mới được sinh ra.
Ông Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, những tín hiệu lạc quan từ Đề án này: “Có 2 giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất là có hay không đàn lợn có khả năng kháng dịch tả lợn châu Phi, mang gen kháng dịch tả lợn châu Phi, hay khả năng sống sót do quá trình miễn dịch cộng đồng, hoặc các biện pháp chăn nuôi tạo nên. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu trên thế giới được Việt Nam tiếp cận đầy đủ và toàn diện như thế”.
Ảnh minh họa: KT
Kết quả này còn là tin vui với các hộ chăn nuôi trong tái đàn, giảm bớt những thiệt hại nặng nề trong các đợt dịch tả lợn châu Phi đã từng xảy ra trước đây.
Ông Đỗ Văn Quý, chủ trang trại lợn thôn Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên – hộ chăn nuôi tham gia nghiên cứu của Đề án chia sẻ, trang trại hiện nuôi khoảng 60 con lợn nái được chọn lọc, nhân giống trên cơ sở các con lợn sống sót sau khi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc sống khoẻ mạnh bình thường ngay trong ổ dịch khi bùng phát.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định, cùng với các biện pháp mang tính chủ động về phòng chống dịch bệnh như chăn nuôi an toàn sinh học, nghiên cứu và sớm tiêm phòng vaccine, việc thành công trong chọn giống vật nuôi kháng bệnh góp phần quan trọng hoàn thiện đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam, mở ra hướng đi mới trong phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Theo ông Trọng: “Thành công này mở ra một hướng mới phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Trong điều kiện chưa có vaccine đây là yếu tố quan trọng để có đàn lợn với sức đề kháng tự nhiên tốt truyền lại cho những thế hệ lợn được sinh ra sau đó mà 6 đến 7 tháng sau vẫn còn kháng thể với virus”.
Với 3 mũi “giáp công” trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, đây là dấu mốc quan trọng để thúc đẩy tái đàn, tăng đàn và tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững hướng đến mục tiêu đến năm 2030 sản xuất chăn nuôi của Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.
“Các giải pháp phòng chống và ngăn chăn dịch tả lợn châu Phi được Bộ triển khai đồng bộ các biện pháp. Đó là về an toàn sinh học được nâng lên mức an ninh sinh học đảm bảo ngăn chặn nguồn lây lan của virus. Về sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi đã thử nghiệm 5 lần với phương pháp hiện đại, đến nay chỉ còn công đoạn khảo nghiệm và kiểm nghiệm để cuối quý 3 công bố sản xuất và thương mại.
Tiếp đến là chọn, tạo được dòng lợn có sức đề kháng với dịch tả lợn châu Phi. Kết quả nghiên cứu không những phục vụ cho tăng đàn, tái đàn, mà còn phục vụ cho chiến lược lâu dài về thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung trong điều kiện covid hết sức phức tạp như hiện nay” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040, phấn đấu đến năm 2030, tổng đàn lợn có quy mô khoảng 29 triệu đến 30 triệu con. Trong đó đàn lợn nái từ 2,5 triệu đến 2,8 triệu con, đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Chặng đường phía trước còn dài, với những những tín hiệu lạc quan về các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng được nhân rộng.
Trong quý 3 năm nay sẽ công bố kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm vác xin cùng với việc chọn tạo giống lợn kháng bệnh sẽ là cơ sở và động lực để ngành phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, từng bước khống chế dịch tả lợn châu Phi, phát triển chăn nuôi bền vững và phục vụ xuất khẩu./.
Minh Long/VOV1
Nguồn: VOV
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất