Sau một thời gian được khống chế, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk).
Chỉ gần chục ngày trước, vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đương ở thôn Hiệp Hòa (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) luôn bận rộn chăm sóc đàn lợn 16 con của gia đình. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ đàn lợn đột nhiên bị mắc bệnh và chết hàng loạt, gồm 03 con heo mẹ và 13 heo thịt.
Cơ quan chức năng huyện Cư M’gar tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh. Ảnh: TD.
Sau khi được ngành chức năng xác định lợn chết do do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), đàn lợn buộc phải tiêu hủy (tổng trọng lượng 1.474 kg), tiến hành phun hóa chất tiêu độc, khử trùng và tiến hành rắc vôi bột khu vực chăn nuôi theo quy định của các cơ quan chuyên môn.
Gia đình ông Đương cũng là hộ chăn nuôi đầu tiên trên địa bàn xã xuất hiện DTLCP. Đưa chúng tôi đi thăm khu vực chăn nuôi lợn của gia đình, ông Đương buồn bã kể: Đã nuôi lợn năm thứ 6 rồi, năm nay mới bị bệnh này, đến giờ ông cũng không biết nguồn bệnh ở đâu, vì nhà ở xa khu dân cư, gần như không có tiếp xúc với ai. Ngày đầu chỉ 01 con bị bệnh nhưng sang đến ngày thứ 02 thì đồng loạt nằm rạp hết và bị chết rất nhanh, không kịp điều trị…
Ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng trạm Thú y và Chăn nuôi huyện Cư M’gar cho biết: Khi phát hiện ổ dịch, Trạm đã báo cáo các cấp có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với địa phương triển khai những biện pháp phòng, chống dịch. Do chưa xác định được nguồn lây, trước mắt chúng, Trạm tập trung tuyên truyền; khoanh vùng ổ dịch; hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, ngăn ngừa ổ bệnh lây lan…
Tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh. Ảnh: TD.
Theo thông tin từ Trạm Thú y và Chăn nuôi huyện Cư M’gar, ổ DTLCP đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện vào ngày 27/01/2021. Đến nay đã có 05 hộ chăn nuôi ở 05 thôn của 04 xã gồm Ea Kpam, Cư Suê, Ea Kiết và xã Quảng Hiệp có lợn bị mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 175 con lợn, với tổng trọng lượng 7.167 kg. Trong đó, xã Ea Kpam có số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy nhiều nhất, với 133 con, xã Cư Suê, Quảng Hiệp (16 con) và Ea Kiết (10 con), chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với quy mô và số lượng lợn nuôi không lớn.
Nguyên nhân khiến DTLCP tái phát là do một số hộ chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn, lợn giống được mua không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; một số hộ còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch…
Trước tình hình DTLCP tái bùng phát, ngành thú y huyện đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo khống chế dịch nhanh và xử lý dứt điểm, không để dịch lây lan kéo dài. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan; vận động người dân thận trọng khi tái đàn, nhất là lựa chọn con giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm đảm bảo tái đàn an toàn…
Ông Nguyễn Ngọc Đương ở thôn Hiệp Hòa (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) bên chuồng lợn vừa có lợn bị mắc bệnh DTLCP phải tiêu hủy. Ảnh: TD.
“Hiện, giá thịt lợn xuống thấp, người dân ở một số nơi cũng đang có hiện tượng lơ là trong công tác nuôi dưỡng và cách ly, chính vì vậy khi lợn mắc bệnh không được chú tâm. Đặc biệt, sau khi có lợn bị mắc bệnh, có hộ đã gắng gượng chữa trị, chỉ đến khi lợn chết mới khai báo, điều này vô hình trung giúp mầm bệnh phát tán rộng rãi. Bên cạnh đó, việc vận chuyển lợn từ địa bàn huyện này sang địa bàn khác chưa được siết chặt, việc rơi vãi chất thải có chứa mầm bệnh trên đường, nên tiềm ẩn nguy cơ lây lan là rất cao…”, ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng trạm Thú y và Chăn nuôi huyện Cư M’gar cho biết.
Pa Sa
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất