[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn như vậy: khi mà giá thức ăn chăn nuôi tăng cao những giá sản phẩm bán ra thì giảm mạnh và đầu ra vô cùng khó khăn…
TÁC ĐỘNG MẠNH CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH CHĂN NUÔI
Các trang trại chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ phải đối mặt với giá cả đầu vào biến động
Ngay từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, giá thức ăn chăn nuôi biến động liên tục, khó lường. Tính từ cuối năm 2020 đến tháng 8/2021, giá thức ăn chăn nuôi đã liên tục tăng 8,9 lần thậm chí có đơn vị tăng lên 10 lần. Nguyên nhân do nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng mạnh. Cùng với đó, đã xảy ra tình trạng nhiều trang trại chăn nuôi lớn nếu ở các vùng bị cách ly do Covid-19 việc chi phí vận chuyển thức ăn chăn nuôi tăng vọt làm người chăn nuôi rơi vào thế bị động.
Vận chuyển lưu thông con giống, vật tư chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
Tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng khiến giá heo hơi bán tại trại giảm dưới giá thành sản xuất nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn khó xuất sản phẩm. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nguyên nhân các sản phẩm chăn nuôi như heo, gia cầm bán tại trại đồng loạt rớt giá chủ yếu là do các chợ đầu mối lớn ở TP. Hồ CHí Minh, thị trường tiêu thụ lớn nhất các mặt hàng này của Đồng Nai đều tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Hàng loạt thương lái của Đồng Nai kinh doanh mặt hàng thịt heo ở các chợ đầu mối tại TP.HCM đều thuộc diện phải cách ly y tế phòng dịch nên hầu như tạm dừng mọi hoạt động mua bán, kinh doanh mặt hàng thịt heo.
Đối với thịt gà, đặc biệt là gà trắng, cuối tháng 7 và đầu tháng 8, gà công nghiệp tại Đông Nam Bộ đang giảm sâu, gà quá cỡ có lúc chỉ còn 5.000 đồng/kg, người chăn nuôi thua lỗ nặng. Nguyên nhân quan trọng là do cơ sở giết mổ công suất lớn như An Nhơn (TP.Hồ Chí Minh), Phạm Tôn (Bình Dương) và hàng loạt lò giết mổ tại Đồng Nai, Long An phải đóng cửa. Giá bán sản phẩm chăn nuôi biến động, khó lường, tăng giảm bất thường làm người chăn nuôi, người kinh doanh, người tiêu thụ sản phẩm rơi vào thế bị động.
Theo Cục Chế biến, thời gian qua khi xảy ra dịch bệnh, giá lợn hơi tại miền Bắc giảm 9.000–10.000 đồng/kg, dao động khoảng 55.000-57.000 đồng/kg; miền Trung, Tây Nguyên giảm 8.000-9.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 55.000-60.000 đồng/kg; miền Nam giảm 6.000 – 9.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg, cao điểm lên tới 80 – 85 ngàn đồng/kg; giá các gia cầm thịt cũng giảm mạnh, chỉ có giá trứng gia cầm là tăng.
Tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, Hà Nội có thế mạnh là có nhiều cơ sở trang trại chuyên sản xuất con giống cung cấp cho các tỉnh thành (kể cả các tỉnh miền Trung, miền Nam) nên việc tiêu thụ trong thời điểm dịch Covid luôn bị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển lưu thông, giá biến động. Đặc biệt khi phải vận chuyển lưu thông qua các vùng có dịch phải giãn cách xã hội. Có thời điểm giá bò giống đến gần 100.000 đồng/kg, có khi lại xuống chỉ còn khoảng 70.000 – 80. 0000 đồng/ kg làm cho người chăn nuôi thiệt đơn, thiệt kép, vừa khó tiêu thụ vừa bị giảm giá thậm chí thua lỗ do giá thành đầu vào tăng cao.
Tại thời điểm dịch Covid-19 cao điểm, việc tiêu thụ sản phẩm động vật gặp quá nhiều khó khăn do học sinh phải nghỉ học nhất là ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa (đặc biệt trong đợt dịch từ 27/4/2021 đến nay). Việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm đáng kể làm giá cả thị trường sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh.
Các chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn thậm chí đứt gãy trong việc đầu tư chăn nuôi, giết mổ chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Các cơ sở chế biến nhất là các sản phẩm chế biến sâu (giò, chả, xúc xích …) không tiêu thụ được sản phẩm, nhất là các cơ sở tiêu thụ thường xuyên cho các trường học, nhà hàng khách sạn. Cũng từ đây tâm lý của những người xây dựng chuỗi liên kết cũng bị ảnh hưởng trực tiếp do phải đầu tư lớn trong khi đó việc tiêu thụ sản phẩm gặp quá nhiều khó khăn, giá thành lại hạ.
Cùng với đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm là rất cao do mật độ đàn gia súc gia cầm lớn có thời điểm không tiêu thụ được.
CHĂN NUÔI VƯỢT KHÓ
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi đa phần giá các sản phẩm chăn nuôi giảm khiến người nuôi đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Trước tình hình trên, nhiều hộ đã chọn cách tận dụng nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí. Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng ở xã Cẩm Hoàng (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) hiện có khoảng 300 con lợn nái và 1.000 con lợn thịt. Để vỗ béo cho đàn lợn, mỗi tháng anh cần từ 70-80 tấn thức ăn công nghiệp. Đầu năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến gia đình anh gặp nhiều khó khăn.
Anh đã tự học cách phối trộn thức ăn cho đàn lợn của gia đình. Sau khi học hỏi công thức, kỹ thuật từ các chuyên gia, anh Dũng đã đầu tư mua máy nghiền, máy trộn cám. Anh tận dụng các nguyên liệu thô sẵn có tại địa phương như ngô, cám gạo, đậu tương, cá khô và các loại vitamin để phối trộn tạo ra thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đàn lợn. “Với cách làm này tôi tận dụng được nguồn nhân công dôi dư, cắt giảm được các khâu trung gian. So với việc sử dụng cám công nghiệp thì cám trộn rẻ hơn khoảng 1.000 đồng/kg thức ăn”, anh Dũng chia sẻ.
Còn đối với doanh nghiệp chăn nuôi, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco cho biết, hiện mỗi ngày công ty xuất ra hơn 3.000 con lợn, giá xuất chuồng dao động quanh mức 55.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân nhiều địa phương “than thở” họ đang bị lỗ, nhưng với Dabaco vẫn có lãi.
Lý giải về điều này, ông So chia sẻ là do công ty tự sản xuất được con giống, thức ăn chăn nuôi và làm chủ kỹ thuật chăn nuôi, nên giá thành sản xuất thấp. Ngoài ra, Dabaco còn cung ứng ra thị trường 800.000 quả trứng/ ngày, và liên tục sản xuất 3 ca để đảm bảo lượng dầu ăn ra thị trường. Kinh nghiệm của Dabaco là sớm tiêm vắc xin Covid-19 cho người lao động, thực hiện phương án “3 tại chỗ”, chủ động khoanh vùng nguy cơ ở khâu vận chuyển. Công ty cũng chủ động mở nhiều điểm bán hơn so với trước dịch.
“Tập đoàn đang sản xuất theo chuỗi và nhờ phòng dịch từ trước nên không bị tác động bởi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất rất cần các cơ quan chức năng tháo gỡ vấn đề quan trọng nhất là lưu thông từ sản xuất đến tiêu thụ. Bởi hiện nay, vẫn có tình trạng mỗi địa phương quy định một kiểu, Bộ NN&PTNT cần làm việc với ngành giao thông để thống nhất cả nước trong vấn đề lưu thông”, ông So khuyến nghị.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho hay, nhà máy của công ty sản xuất, chế biến khép kín, cộng với việc áp dụng công nghệ nên không bị động về nhân công. Chia sẻ với khó khăn của người tiêu dùng nên giá cả sản phẩm của doanh nghiệp vẫn giữ ổn định. Hiện mỗi ngày đơn vị cung cấp từ 1,2 – 1,4 triệu quả trứng ra thị trường.
Theo đại diện của Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam (GREENFEED), công ty đã nhanh chóng triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá lưu động, cung cấp thực phẩm an toàn từ bộ ba thương hiệu G Kitchen, MAMACHOICE, WYN đến từng khu dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác.. Đến hết tháng 07/2021, chương trình đã triển khai 54 điểm bán lưu động tại Thành phố Hồ Chí Minh, 02 điểm bán cố định tại Cần Thơ, 01 điểm bán cố định tại Đồng Nai. Trong thời gian tới, chương trình tiếp tục các điểm bán lưu động theo lịch trình của Sở Công Thương cũng như tăng số lượng điểm bán cố định tại Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Định. Phối hợp linh hoạt và sáng tạo giữa các ngành trong chuỗi khép kín 3F Plus, GREENFEED đem đến cho người tiêu dùng các sản phẩm tươi an toàn (thịt heo, gia cầm) và sản phẩm chế biến chất lượng, cùng hương vị ngon lạ.
Còn đối Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, nhằm hỗ trợ người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có thể dễ dàng mua thực phẩm, C.P. Việt Nam phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện các điểm bán hàng bình ổn giá. Tại các điểm bán, mỗi ngày CPV đều được nhập hàng mới với số lượng lớn để phục vụ bà con, các mặt hàng chính như: thịt heo, thịt gà, trứng gà, các thực phẩm chế biến,…đều là sản phẩm của C.P, đảm bảo an toàn, chất lượng với giá bình ổn, cam kết không tăng giá. Bên cạnh đó, các điểm bán cũng có thêm: gạo, rau củ,…nhằm giúp bà con thuận tiện mua sắm, giảm thiểu tập trung đông người tại các siêu thị. Ngoài ra, tại các cửa hàng CP Fresh Shop, CP Pork Shop ở nhiều nơi cũng tham gia vào chương trình bình ổn giá để cung cấp thực phẩm cho bà con.
Ông Nguyễn Trọng Trí – Giám đốc Ngành kinh doanh Heo mảnh miền Nam chia sẻ: “Việc làm này xuất phát từ các giá trị của Tập Đoàn C.P (lợi ích cho Đất nước – Người dân – Công ty), CP muốn đồng hành với TP. HCM trong công tác phòng chống dịch cũng như đem lại sự yên tâm cho những người đang trong khu phong tỏa cách ly có được thực phẩm thiết yếu để sử dụng”.
HÀ NGÂN
THỨ TRƯỞNG PHÙNG ĐỨC TIẾN: HOÀN TOÀN CHỦ ĐỘNG THỰC PHẨM CHO TIÊU DÙNG
Cục Chăn nuôi cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3,22 triệu tấn, trong đó sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 932.200 tấn, tăng 6,1%; sản lượng trứng gia cầm đạt 8,4 tỷ quả, tăng 5%. Dự kiến năm 2021, tổng sản lượng thịt cả nước đạt khoảng 5,8 triệu tấn, trong đó thịt gia cầm khoảng trên 1,5 triệu tấn, trứng gia cầm khoảng 16 tỷ quả. “Với sản lượng như vậy hoàn toàn chủ động được nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu.” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong nhiều tình huống, các chuỗi vẫn được phát huy tốt từ tổ chức sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối và kể cả cung cấp đến địa điểm của người tiêu dùng. Hiện năng lực sản xuất nông sản tương đối dồi dào và các chuỗi vẫn đang phát huy tốt.
- Covid-19 li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất