Nhắc đến cừu, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ninh Thuận. Thế nhưng, anh Thái Bá Phú đã chứng minh vật nuôi này cũng có thể phát triển tốt tại vùng đất Thái Hoà.
Hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp, Thị xã Thái Hoà (Nghệ An) là địa phương được biết đến với sự phong phú các loại cây trồng cũng như vật nuôi. Bên cạnh các loại cây có múi, cây công nghiệp như cao su, cà phê thì vùng đất này cũng là nơi chứng minh sự thành công với những loài vật nuôi tưởng chừng chỉ có thể phát triển ở những vùng đất nắng gay gắt quanh năm.
Cừu là loài vật nuôi mà khi nhắc đến, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ninh Thuận. Thế nhưng, anh Thái Bá Phú, xóm 6, xã Nghĩa Thuận (Thị xã Thái Hòa) đã chứng minh vật nuôi này cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại vùng đất Thái Hoà.
Anh Thái Bá Phú đã thành công khi đưa cừu về nuôi tại thị xã Thái Hòa. Ảnh: Hải Yến.
Để chứng minh được điều này, anh gia đình anh cũng trải qua nhiều khó khăn. Nhưng cừu không phụ lòng người, hiện đàn cừu của gia đình anh đã lên số lượng hàng trăm con. Đây là loài chủ yếu ăn cỏ nên nguồn thức ăn được gia đình chủ động ngay tại vườn đồi của nhà.
Thời gian chăn nuôi cừu thương phẩm mất khoảng 6 tháng, với giá bán ra thị trường hiện nay khoảng 170.000 – 200.000 đồng/kg, mỗi lứa sau khi trừ chi phí cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Anh Thái Bá Phú chia sẻ: “Với thành công hiện tại, tôi tự tin tăng đàn cừu lên quy mô khoảng 300 con. Do cừu là thực phẩm mới mẻ, thịt ngon nên hiện đầu ra của sản phẩm ổn định, thậm chí không đủ để bán”.
Một mô hình mạnh dạn chăn nuôi mới khác ở Thị xã Thái Hòa là anh Trần Đuy Đức. Có kinh nghiệm nhiều năm trong việc chăn nuôi trâu bò, đến cuối năm 2018, gia đình anh Đức xã Nghĩa Mỹ quyết định nhập 10 con trâu Myanmar và 10 con bò Thái Lan về nuôi. Trâu bò nhập ngoại này có khung to, lúc nhập về mỗi con có trọng lượng khoảng 50 – 150 kg. Sau mấy tháng nuôi, đến khi xuất chuồng, trọng lượng mỗi con có thể lên hơn 1 tấn. Giá bán thấp nhất cũng đạt tầm 50 triệu đồng/con.
Những còn cừu sinh trưởng phát triển tốt tại trang trại của anh Thái Bá Phú. Ảnh: Hải Yến.
Đến nay, sau gần 3 năm, việc chăn nuôi trâu bò nhập ngoại đã được gia đình anh Đức chứng minh sự khả thi bằng tổng đàn lên đến gần 100 con. Anh Trần Đuy Đức cho hay: “Mình nhập về ban đầu 20 con trâu Myanmar. Ban đầu là thử nghiệm, nhưng thấy phát triển thuận lợi nên gia đình yên tâm mở rộng quy mô. Kết hợp không gian thoáng mát và chế độ ăn phù hợp là điều chúng tôi rất quan tâm để trâu bò phát triển tốt và không bị dịch bệnh. Giống trâu, bò này phát triển rất nhanh, chỉ cần mình chịu khó tìm tòi học hỏi thì việc chăn nuôi chúng dễ dàng và hiệu quả cao”.
Sự mạnh dạn của nhiều nông dân với những hướng đi mới đã góp phần quan trọng trong việc làm phong phú hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa thị xã Thái Hòa. Ông Lê Sâm, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hoà cho biết: “Xã đánh giá cao hoạt động của các trang trại trong bức tranh kinh tế tại địa phương. Vì vậy, xã đã đưa vào nghị quyết của xã với những giải pháp, hỗ trợ trang trại có tư duy sáng tạo, mạnh dạn tạo điều kiện về thủ tục, về đất đai, về tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật…
Thực tế hiện nay cho thấy, việc tập trung quá nhiều vào các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống có thể gặp những rủi ro về đầu ra, dịch bệnh… Vậy nên mạnh dạn với những hướng đi mới và kiên trì, tâm huyết với hướng đi đó là một trong những giải pháp giúp nhiều nông dân đạt được sự thành công.
HẢI YẾN – HOÀNG LONG
Nguồn: nongnghiep.vn
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất