[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về gà thịt chất lượng cao, vợ chồng ông Nguyễn Vương Hải, ở đội 2, thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã đầu tư trang trại chăn nuôi gà thả vườn đồi thay vì phương pháp truyền thống nuôi nhốt trong chuồng. Mô hình này đã đem lại thu nhập cao cho gia đình ông.
Ông Hải cho gà ăn
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, sau khi lập gia đình ông Nguyễn Vương Hải (sinh năm 1965) ở đội 2, thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh cũng ra sức lao động sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, nhưng do ruộng đất ít nên vợ chồng ông cũng làm nhỏ lẻ, kinh tế không phát triển, cuộc sống chỉ đắp đổi qua ngày. Sau khi lập nghiệp thất bại trên mảnh đất Tây Nguyên, vợ chồng ông Hải trở về quê hương vừa lao động sản xuất, vừa làm thợ hồ, làm mướn, vợ thì chạy chợ, gặp gì buôn nấy,…Nhiều năm bôn ba, làm đủ thứ nghề để kiếm sống đến cuối năm 2017, khi được đền bù số tiền hơn 100 triệu đồng từ nhường đất cho Khu công nghiệp VSIP. Có chút vốn liếng trong tay, vợ chồng ông xây dựng trang trại và chăn nuôi gà thả vườn đồi. Trên 5 sào đất ở Đồi Rẩy Sỏi, thuộc thôn Phú Lộc, ông Hải xây dựng 4 khu chuồng. Mỗi khu chuồng ông thả nuôi 2.000 con gà giống Minh Dư từ Bình Định. Đây là giống gà khỏe mạnh, có chất lượng thịt thơm ngon và rất thích hợp trong điều kiện thả vườn.
Đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt
Để đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tạo ra sản phẩm chất lượng, ông Hải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi. Ông Hải cho biết: Với 4 khu chuồng, tôi dành ra 1 khu để úm gà con, giữ nhiệt độ thích nghi cho gà, đặc biệt tuân thủ quy trình cho gà uống vắc xin và tiêm phòng dịch bệnh theo đúng chu kỳ. Khi đủ 28 ngày, gà có thể thích nghi với môi trường mới là tôi chuyển sang chuồng khác và cho gà ra vườn đồi tìm kiếm thức ăn, mục đích là để gà vận động, giúp thịt săn chắc. Tôi luôn chú ý tới thời tiết, do đó chuồng gà luôn có màn che phủ, đảm bảo ấm áp, kín gió, hạn chế dịch bệnh.
Ngoài 1 khu chuồng để úm gà, 3 khu chuồng còn lại ông để nuôi kế tiếp các lứa gà. Ông cho biết: Nuôi gà thả đồi khoảng 4 tháng là có thể xuất chồng, nhờ thả nuôi nhiều lứa nhỏ khác nhau nên trại gà của ông thường xuyên có gà thương phẩm xuất bán ra thị trường. Đầu ra tương đối ổn định, vì gia đình ông bán trực tiếp cho các thương lái tại chợ gà ở Quảng Ngãi. Vì vậy, mặc dù nhiều trại gà ở địa phương bị thất thu do dịch bệnh COVID-19, nhưng mô hình gà thả đồi của vợ chồng ông Hải luôn đứng vững và có thu nhập ngày càng cao.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà thả đồi, ông Hải cho biết: Gà tuy là giống dễ nuôi, nhưng cũng dễ mắc bệnh, do vậy từ quy trình vệ sinh chuồng trại đến chăm sóc, ăn uống cũng được thực hiện bài bản. Gà từ lúc nhập về cho đến 2,5 tháng thì chỉ cho ăn cám, sau đó đủ 2,5 tháng trở lên mới cho ăn cám trộn với bắp xay. Vì nếu cho ăn bắp sớm gà sẽ không phát triển và thịt gà không săn chắc. Vào mùa đông thì thắp điện sưởi ấm. Chuồng gà luôn hứng được ánh nắng mặt trời. Máng ăn, máng uống luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nhờ vậy, đàn gà của ông, lứa nào cũng luôn phát triển tốt, ít dịch bệnh, cho chất lượng thịt thơm ngon. Bạn hàng luôn tin tưởng và thường xuyên đặt hàng khi gà của ông đủ tuổi xuất chuồng. Bình quân, với 4 khu chuồng trại, mỗi năm ông nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa 6.000 con gà, lúc nào ông cũng có gà thịt thương phẩm xuất bán ra thị trường. Gà trống xuất chuồng có trọng lượng khoảng 2,5 kg, gà mái khoảng trên 2 kg. Cứ mỗi năm ông xuất bán 6 lứa gà thịt, mỗi lứa khoảng 2.000 con, thu nhập hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Ông Hải chia sẻ: “Từ khi nuôi gà thả vườn đồi đến giờ kinh tế của gia đình tôi đã ổn định và khấm khá hơn, tôi không còn phải lo ngược xuôi bôn ba làm đủ nghề như trước đây”.
Với ý chí và nghị lực cộng với nhiều sáng tạo trong cách làm, vợ chồng ông Nguyễn Vương Hải, ở thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh trở thành một điển hình về phát triển kinh tế, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Thu Phượng- Kim Cúc
- nuôi gà thả vườn li>
- nuôi gà thả vườn đồi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Dạ em muốn xin đầu ra gà thịt ạ, em mở trang trại ạ.