Loài thú ăn tre với đặc điểm dễ nuôi, hiền lành, chi phí chăn nuôi thấp nhưng giá trị cao mang lại cho người nông dân ngoại thành Hà Nội thu nhập tốt.
Anh Nguyễn Văn Diện (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) vốn làm nghề xây dựng, tuy nhiên thu nhập không cao, công việc bấp bênh, thường xuyên đi xa. Được người quen giới thiệu mô hình nuôi dúi mốc đại, anh Diện thấy đây là loài có nhiều đặc điểm phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình. Từ đó, anh đầu tư chăn nuôi và mở rộng trại dần, đến nay anh có được nguồn thu nhập cao từ con dúi.
Dúi mốc đại hay còn tên gọi khác là chuột nứa, chuột tre thường đào hang sống trong rừng, thức ăn chính của chúng là tre và nứa. Chính vì vậy, dúi mốc đại được xem là đặc sản của núi rừng, với chất lượng thịt thơm ngon. Hiện nay trên thị trường, mỗi 1 kg thịt dúi có giá bán hơn 600 nghìn đồng, mỗi cặp dúi giống có giá vài triệu đồng.
Anh Diện cho biết: “Điều kiện nhiệt độ môi trường chăn nuôi dúi lý tưởng dao động từ 21 – 28 độ C, giới hạn chịu đựng từ 10 – 35 độ C. Khi vào mùa đông, anh thường chọn tấm gỗ mỏng che lên miệng lồng tránh gió, còn mùa hè thường phun nước lên mái chuồng kết hợp bật quạt khi nhiệt độ trong chuồng nuôi trên 35 độ C”
Dúi mốc đại hiền lành, sống được bầy đàn nên nuôi được nhiều con trong một ô kích thước 50×50 cm gạch men ghép thành ô 1m2, vì vậy không tốn nhiều diện tích, cũng như không tốn vật liệu làm chuồng nuôi.
Với những ô chuồng nuôi sinh sản, anh Diện ghép ô 50×50 cm tại khu vực riêng, yên tĩnh. Thời gian mang thai của dúi mốc đại là 45 ngày. Sau khi đẻ, dúi con được 45 ngày sẽ tách mẹ.
Dúi là loại gặm nhấm nên rất dễ nuôi, chúng có thể ăn được hầu hết mọi thứ, thức ăn dễ tìm rẻ tiền. Nuôi dúi cho kinh tế cực kì cao, do chi phí thức ăn là không đáng kể, giá bán lại ổn định.
Anh Diện khẳng định: “Thức ăn cho dúi đơn giản, thường là tre nứa, mía, ngô, cỏ voi… Con dúi càng chứng tỏ được kinh tế mà nó mang lại, không lo sợ quá lứa hay giá thức ăn tăng, càng để lại nuôi thì chúng càng lớn, thậm chí để lại cho sinh sản cũng vô tư…”.
Theo anh Diện, để chăn nuôi dúi mốc đại đạt hiệu quả kinh tế, người nuôi cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cụ thể về thức ăn như: Mía cần cạo sạch vỏ trước khi cho ăn; không nên chặt tre vào lúc trời mưa, bởi khi đó sẽ dính nước mưa có axit, trường hợp cần gấp thì sau khi chặt cần rửa sạch và phơi khô mới cho dúi ăn.
Người chăn nuôi tuyệt đối không cho dúi ăn các loại thức ăn bị nhiễm bệnh, bị nấm mốc, ôi thiu. Các thức ăn như ngô, khoai, sắn cần đảm bảo xuất xứ nguồn gốc để yên tâm về chất lượng. Đặc biệt lưu ý với thức ăn thừa của dúi, không được để lưu cữu lên men, dúi ăn vào sẽ dễ bị bệnh về tiêu hoá.
Nhiều năm nay, gia đình anh Diện luôn duy trì trang trại 2.000m2 với khoảng 2.000 con dúi các loại, bao gồm cả dúi thương phẩm và dúi giống sinh sản.
Theo anh Diện, với nguồn thức ăn rất sẵn có và rẻ tiền, bao gồm tre, mía, ngô, khoai, sắn…, chi phí thức ăn cho dúi trung bình chỉ dao động từ 200 – 400 đồng/con/ngày tuỳ theo dúi nuôi lấy giống hay nuôi thương phẩm. Mỗi ngày anh Diện chỉ cần dành 1 – 2 tiếng buổi chiều cho dúi ăn và chăm sóc vệ sinh chuồng trại.
Hiện nay, dúi là đặc sản cho giá trị cao trên thị trường, trung bình dúi thương phẩm có giá 600.000-700.000 đồng/kg. Dúi giống được bán theo cặp, trung bình mỗi cặp từ 800.000đồng – 1.200.000 đồng/cặp tùy trọng lượng.
Khánh Huy
Nguồn: Báo Pháp luật và Xã hội
- nuôi chuột li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
tôi mới nuôi 1 căp dúi được bắt ở tự nhiên về, nguôi đươc 10 ngày thì nó chết, tôi cho ăn mần tre măng non, xin được tư vấn