Lũ ngập lâu ngày, diện tích đồng cỏ, hoa màu bị hư hỏng, nông dân vùng rốn lũ trong tỉnh đang chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc.
Sau khi nước lũ rút, những cánh đồng lúa chét xanh rờn, những ruộng ngô mơn mởn, những bãi phù sa mênh mông cỏ dại vốn là nơi thả trâu, bò lý tưởng của người dân các xã ngoài đê Tả Lam thuộc các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đã phủ một màu nâu bạc của bùn đất. Gia súc của các địa phương này, đặc biệt là vùng rốn lũ thiếu thức ăn xanh trầm trọng. Trong ảnh: Bãi bồi ven sông Lam nơi thả trâu, bò của bà con xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) ngập trong bùn đất. Ảnh: Huy Thư
Những con trâu sau nhiều ngày dài cột trên đê Tả Lam hay bị nhốt trong chuồng suốt thời gian nước nước lũ ngập xóm làng háo hức ra ruộng, ra bãi tìm thức ăn trên những bãi bùn. Người dân xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết: Ruộng bãi đều bùn đất cả, cho dù trâu, bò không có gì để ăn, nhưng cũng phải thả cho trâu, bò ra bãi “đi dạo”. Ảnh: Huy Thư
Nhìn những con trâu hụp mồm trong nước lũ chưa rút hết để ăn những cây cỏ dại dính đầy bùn đất trên bãi sông, nhiều người không khỏi xót ruột, thương cho gia súc những ngày lũ lụt. Chị Phan Thị Huyền – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) cho biết, các xóm ngoài đê Tả Lam của xã có khoảng 1.000 con trâu, bò. Sau lũ lụt, đồng bãi bị ngập sâu, hiện gia súc ở các xóm rất thiếu thức ăn xanh. Ảnh: Huy Thư
Ông Dư Văn Bằng – Xóm trưởng xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) chia sẻ: Xóm có 186 hộ, trong đó, khoảng 90 hộ nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu, bò của xóm trên dưới 500 con, nhà ít thì 1 – 2 con, nhà nhiều 9 – 10 con. Ở đây, những hộ chăn nuôi gần như nhà nào cũng nuôi tầm 4 -5 con. Sau lũ, thức ăn xanh cho gia súc trở nên khan hiếm. Người dân trong xóm đang chật vật lo nguồn thức ăn cho trâu, bò, nhất là thức ăn xanh. Hiện bà con rất cần ngô giống để trồng trên bãi phù sa, nhằm tạo nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Ảnh: Huy Thư
Những ngày này về các thôn, xóm cư trú ngoài đê Tả Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, từ xã Hưng Lĩnh đến xã Hưng Lợi, không khó bắt gặp cảnh người dân cột trâu, bò trên những tuyến đường làng. Theo anh Nguyễn Văn Sáng, một chủ hộ nuôi nhiều gia súc ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên), cho trâu ra bãi, ra đồng cũng không có gì để ăn, nên cột ở nhà cho ăn ít rơm khô cầm cự. Ảnh: Huy Thư
Ông Dương Văn Hiền ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết. Ngày mùa, sau khi thu hoạch lúa, gia đình ông và nhiều hộ chăn nuôi trong xóm vừa tích cực thu dọn rơm trên ruộng của nhà mình, vừa tranh thủ đi các xã như Hưng Thắng, Hưng Mỹ… để xin rơm về phơi nhằm dự trữ thức ăn cho trâu, bò cả năm. Nhiều gia đình xây nhà rơm cao để tích trữ rơm. Tuy nhiên, năm nay lụt to, ngập sâu, cỏ và ngô ngoài đồng đều bị thối, nên dựa vào rơm khô là chủ yếu, nên sợ thiếu rơm cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư
Những gia đình vùng lũ ở Hưng Nguyên, Thanh Chương… không xây dựng được nhà rơm, thường xây rơm thành những cây rơm ngoài trời, không được che chắn, rơm bị hư hỏng, mục nát, thất thoát nhiều, càng dễ thiếu rơm cho trâu, bò sau lũ. Ảnh: Huy Thư
Trâu có tập quán lội ruộng sâu, ruộng bùn để ăn cỏ, còn bò thì thích lội ruộng cạn, do đó, sau lũ, bò thường được bà con cột vào các gốc cây hoặc thả cho đi “dạo làng” khỏi xo chân là chủ yếu. Sau lũ, trâu, bò bị nhốt lâu, đáng lẽ phải được chăm sóc, vỗ béo mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương vùng ngập lũ, nhất các xã rốn lũ đều thiếu thức ăn xanh, đòi hỏi bà con phải tăng cường thức ăn tinh như cám, bột ngô để đảm bảo sức khỏe, giữ “dạc” cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư
Rút kinh nghiệm từ nhiều đời nay, mỗi dịp lũ lụt, trước khi nước ngập đường sá, cùng với việc di chuyển trâu, bò lên đồi, đi gửi ở những hộ có vườn cao hơn, người dân chăn nuôi gia súc vùng lũ Bích Hào như các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm (Thanh Chương) thường chặt chuối, xin cây chuối về cất tại nhà, vừa để kết làm bè di chuyển trong nước lũ, vừa thái làm thức ăn cho trâu, bò, dê… khi nước lũ ra, thức ăn cho gia súc khan hiếm. Ảnh: Huy Thư
Với người dân xã Thanh Xuân (Thanh Chương), để có thức ăn xanh sau lũ cho gia súc, ngoài việc đưa trâu, bò lên núi, bà con thường đi cắt lá chuối, lá mít… Đây là nguồn thức ăn tạm thời cho trâu, bò, khi chưa kịp trồng ngô và cỏ voi. Ảnh: Huy Thư
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là tài sản quý của nông dân. Mỗi mùa lũ về, bà con nông dân vùng lũ trong tỉnh không chỉ vất vả với việc di chuyển chạy lũ, mà còn phải chật vật lo lắng nguồn thức ăn cho gia súc. Nhằm phát triển đàn trâu, bò, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cũng khuyến cáo bà con nông dân, sau lũ cần tiến hành tổng dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi, kiểm tra, gia cố chuồng trại chắc chắn; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, khoáng chất cần thiết (đối với thức ăn xanh vùng ngập lụt cần rửa sạch trước khi cho gia súc ăn); theo dõi, phát hiện sớm khi gia súc mắc bệnh, báo cáo khối xóm, thú y để xử lý, chữa trị kịp thời. Ảnh: Huy Thư
Huy Thư
Báo Nghệ An
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T2,13/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất