Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thành công mô hình chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò thịt. Mô hình không chỉ tận dụng nguồn rơm lãng phí trên đồng ruộng, mà còn tạo ra thức ăn dinh dưỡng cho trâu, bò.
- Chăn nuôi trâu, bò ngóng thị trường
- Hà Giang: Hơn 3.500 con trâu, bò được hỗ trợ phí bảo hiểm
- Bỏ tập quán chăn thả, nuôi trâu vỗ béo, tăng trọng hơn 1kg/ngày
Trang trại bò ở Phong Hiền được cho ăn bằng thức ăn chế biến từ rơm
Ông Nguyễn Thành ở xã Phong Hiền (Phong Điền) nhận thấy, mô hình chế biến rơm làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò thật sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Trước hết là tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch, tránh lãng phí và hạn chế tối đa tình trạng đốt rơm trên đồng gây ô nhiễm đồng ruộng và môi trường. Mô hình tạo ra nguồn thức ăn bổ dưỡng, hạn chế tối đa sử dụng thức ăn từ cỏ xanh trên đồng đang ngày càng khan hiếm. Các khâu kỹ thuật, công đoạn chế biến rơm làm thức ăn chăn nuôi gia súc cũng tương đối dễ dàng, tiện lợi.
Ông Phạm Tài – cán bộ TTKN tỉnh thông tin, mô hình chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò thịt được triển khai tại trang trại nuôi bò vỗ béo trên địa bàn xã Phong Hiền trong năm nay. Sử dụng thức ăn hỗn hợp qua chế biến từ rơm, cho thấy trâu, bò dễ tiêu hóa hơn so với chưa qua chế biến, không còn hiện tượng dư thừa và rơi vãi thức ăn gây lãng phí như trước đây. Trong thời kỳ đang vỗ béo, bò tăng trọng nhanh hơn, bình quân đạt 1kg/ngày, lợi nhuận 1,6 triệu đồng/con sau 3 tháng vỗ béo.
Đây là mô hình lần đầu tiên được triển khai tại xã Phong Hiền nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sử dụng rơm và các phụ phẩm nông sản chế biến làm nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế; đồng thời góp phần hạn chế đốt rơm trên đồng có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy và lãng phí.
Theo ông Tài, đặc điểm của rơm rạ là cồng kềnh và chất lượng dinh dưỡng thấp, có thành phần silic cao dẫn đến tiêu hóa kém. Nếu cho ăn rơm rạ chưa qua chế biến thì gia súc chỉ ăn được một lượng nhỏ. Để sử dụng rơm làm thức ăn nuôi gia súc có hiệu quả thì việc ứng dụng mô hình chế biến hỗn hợp là cần thiết. Đây còn là mô hình ứng dụng công nghệ cao và theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn mang lại đa lợi ích, cần quan tâm hỗ trợ nhân rộng trong thời gian tới.
Toàn tỉnh có diện tích gieo cấy lúa hàng năm khoảng 54,5 ngàn ha, tạo ra nguồn rơm rạ sau thu hoạch ước tính khoảng 218 ngàn tấn (mỗi ha khoảng 4 tấn). Để hạn chế đốt rơm rạ trên đồng gây ô nhiễm môi trường và lãng phí, thời gian qua TTKN đã triển khai các mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 37 máy cuốn rơm đang hoạt động. Nguồn rơm từ máy cuốn này chủ yếu dùng làm thức ăn cho trâu, bò nhưng ở dạng thô, chưa qua chế biến.
Mô hình áp dụng cối trộn thức ăn (TMR) có dung tích 3,5m3, có chức năng vừa cắt nhỏ rơm, vừa trộn rơm với các loại thức ăn khác để tạo ra hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh. Cối trộn hoạt động thông qua truyền động bằng PTO – Cardan gắn máy kéo từ 24HP trở lên. Công suất chế biến đạt 400-500kg nguyên liệu/mẻ. Các loại nguyên liệu đưa vào chế biến thức ăn để nuôi bò vỗ béo, gồm rơm cuộn, bã bia, bã sắn, bột sắn, thức ăn tinh hỗn hợp, rỉ mật… Công thức phối trộn có giá trị dinh dưỡng protein thô đạt 12-12,5%, năng lượng trao đổi đạt 2,3Mcal/kgVCK. Hỗn hợp thức ăn sau chế biến có đặc điểm mềm, ẩm, có mùi thơm dễ chịu.
Bài, ảnh: Thế Tài
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
- chăn nuôi trâu bò li>
- thức ăn vỗ béo li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho công thức ủ rơm vỗ béo cho bò
Cho xin công thức chế biến