Đạ Ròn, vùng trọng điểm nuôi bò sữa của huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi hàng vạn lít sữa trắng được cung cấp mỗi ngày. Làm sao để nông dân liên kết, tạo thành chuỗi chăn nuôi – thu hoạch – cung ứng bền vững là nhiệm vụ Đạ Ròn đặt ra và đang triển khai với những tín hiệu khả quan.
- Bình Thuận: Thu hồi dự án chăn nuôi bò sữa gần 3.000 tỷ đồng
- Thanh Hóa chấp thuận chủ trương nhập 1.500 con bò sữa
- Tổng đàn chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh
Chăm sóc bò sữa ở nhà chị Phạm Thị Luyên, thôn Suối Thông B1
Gia đình chị Phạm Thị Luyên, thôn Suối Thông B1, vừa nhận được số tiền Hội Nông dân giải ngân cho vay để chăm sóc đàn bò sữa của gia đình. Chị Luyên cho biết, gia đình chị có đàn bò 34 con, trong đó 10 con đang cho sữa, còn lại 24 con bê tơ và bò mẹ đang có bầu. Mỗi ngày, chị Luyên cần 1 tạ cám và 12 vác cỏ để cho bò ăn. Chị Luyên cho biết: “Ban đầu, khi nhà có ít bò, chăm sóc còn dễ, nay đàn bò phát triển mạnh, công chăm sóc nhiều hơn thì chi phí cũng cao hơn. Vì vậy, gia đình tham gia vào Tổ chăn nuôi bò sữa, được Hội cho mượn tiền để đầu tư mua thêm máy vắt sữa, máy xay cỏ”.
Cùng với chị Pham Thị Luyên là 20 nông hộ chăn nuôi bò sữa ở cùng đất Suối Thông. Là một vùng có truyền thống nuôi bò sữa, nông dân Suối Thông đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi giống bò cao cấp này. Anh Vũ Văn Thạo, nông dân thôn Suối Thông B1 chia sẻ, người Suối Thông gắn bó với con bò sữa nhiều năm nay. Như nhà anh cũng có chuồng bò trên 20 con, cho sữa với sản lượng trung bình từ 16 – 20 kg/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn, về kỹ thuật, về liên kết sản xuất vẫn rất cần thiết với anh. Vì vậy, khi Hội Nông dân xã động viên nhiều hộ nuôi bò trong thôn thành lập Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sữa, anh và nhiều nông hộ khác tham gia nhiệt tình. Anh đánh giá: “Tham gia tổ hợp tác, vừa được Hội giải ngân cho vay tiền để chăm bò, mua máy móc các loại, vừa tập hợp bà con chia sẻ với nhau về kỹ thuật, về giống, chia sẻ cỏ những lúc thiếu hụt. Nói chung là việc hợp tác mang lại hiệu quả tốt cho nông dân nuôi bò”.
Ông Đặng Phước Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Ròn chia sẻ, Đạ Ròn là một trong những xã trọng điểm nuôi bò sữa của huyện Đơn Dương, nơi hàng trăm nông hộ nuôi bò ở quy mô trang trại vừa và nhỏ. Toàn xã có trên 4.500 con bò và còn tiếp tục tăng. Hiện tại, đa phần nông hộ chăn nuôi bò sữa của Đạ Ròn đều có hợp đồng cung cấp sữa cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Như tại thôn Suối Thông B, bà con hầu hết có hợp đồng cung cấp sữa cho Vinamilk. Tuy nhiên, vấn đề của xã là phải hướng dẫn, đảm bảo chất lượng sữa của bà con, giúp hợp tác được bền vững. Vì vậy, việc thành lập các tổ hợp tác, liên kết các nông hộ đơn lẻ là rất quan trọng trong hỗ trợ tài chính cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Và vì vậy, Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sữa Suối Thông B ra đời với 20 thành viên và gần 500 con bò, tất cả các nông hộ đều ở lân cận nhau, rất thuận lợi cho việc liên kết.
Cuối năm 2022, Hội Nông dân cho Tổ chăn nuôi bò sữa Suối Thông B vay số tiền 600 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Số tiền này được các thành viên sử dụng chủ yếu để trồng thêm cỏ, mua thêm máy vắt sữa, máy băm cỏ…, vừa giảm công lao động, vừa tăng năng suất, chất lượng sữa. Đồng thời với việc giải ngân, tổ còn hỗ trợ thành viên trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm bò. Ông Đặng Phước Hùng cho biết: “Mục tiêu của Đạ Ròn là thành lập các tổ, nhóm chuyên nuôi bò sữa đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học trong chăn nuôi. Các thành viên tham gia tổ hội có trách nhiệm nhắc nhở, truyền đạt kinh nghiệm chăm bò sạch, khỏe, sữa nhiều, đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhà máy, để liên kết nông dân – doanh nghiệp phát triển bền vững”.
DIỆP QUỲNH
Nguồn tin: Báo Lâm Đồng
- chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất