[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong tháng 1/2023, giá xuất khẩu khô đậu tương tại hầu hết các thị trường tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…
- Giá TACN&NL tháng 1/2023 đứng ở mức cao
- Nhập khẩu thức ăn gia súc tháng 1/2023 tăng 7,2% so với cùng kỳ
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 17/01 – 01/2/2023
1. Thế giới:
Về cung cầu:
Theo dự báo mới nhất của USDA, sản lượng khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 256,9 triệu tấn, giảm 1,6 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 10,3 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Trong đó, sản lượng khô đậu tương của Trung Quốc chiếm đến 29,3% tỷ trọng trong tổng sản lượng khô đậu tương toàn cầu, đạt trên 75,2 triệu tấn, giảm 0,8 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 5,9 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiếp đến là sản lượng khô đậu tương của Mỹ chiếm 18,6% tỷ trọng, đạt 47,9 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước; Sản lượng của raxin và Achentina đạt lần lượt 40,7 triệu tấn và 29,6 triệu tấn, chiếm lần lượt 15,8% và 11,5% tỷ trọng.
Lượng xuất khẩu khô đậu tương toàn cầu dự kiến đạt 69,7 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 1,5 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, Achentina dự kiến xuất khẩu 26,5 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với niên vụ trước; Braxin xuất khẩu 20,7 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn; Mỹ xuất khẩu 12,4 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước.
Nhu cầu nhập khẩu khô đậu tương toàn cầu vụ 2022/23 dự kiến đạt 65,5 triệu tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Việt Nam là nước nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 thế giới (sau EU và Indonesia), dự kiến đạt 5,3 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ trước.
Tồn kho cuối kỳ khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 14,1 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, tồn kho khô đậu tương của raxin đạt 3,6 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước; Tồn kho của Achentina đạt 2,6 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước…
Nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 252,2 triệu tấn, giảm 1,8 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 8,5 triệu tấn so với niên vụ trước.
Trong đó, Trung Quốc dự kiến tiêu thụ 74,7 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước, nhưng tăng 5,8 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 29,6% tổng tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu. Tiếp đến là Mỹ, nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 36 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 14,3% tỷ trọng. Tiêu thụ khô đậu tương của EU đạt 27,7 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 10,9% tỷ trọng; Việt Nam dự kiến tiêu thụ 6,3 triệu tấn, chiếm 2,5% tỷ trọng.
Về giá:
Trong tháng 1/2023, giá xuất khẩu khô đậu tương tại hầu hết các thị trường tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…
Cụ thể, giá khô đậu tương 48% protein giao tháng 6/2023 của Mỹ ở mức 600 USD/tấn, FOB, Nola, tăng 45 USD/tấn so với tháng trước và tăng 68 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu khô đậu tương 47 pro tại Achentina giao tháng 6/2023 ở mức 580 USD/tấn, FOB, tăng 20 USD/tấn so với tháng trước và tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Braxin, giá xuất khẩu khô đậu tương 48% protein giao tháng 6/2023 ở mức 560 USD/tấn, tăng 53 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá khô đậu tương xuất khẩu của các nước Nam Mỹ và Mỹ trong tháng tới dự kiến đứng ở mức cao do nhu cầu phục vụ ngành chăn nuôi toàn cầu trong quý 1/2023 tăng.
2. Trong nước:
Kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương:
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt 621,5 nghìn tấn, trị giá 337,2 triệu USD, tăng 39,8% về lượng và tăng 34,8% về trị giá so với tháng trước, tăng 37,6% về lượng và tăng 55,7% về trị giá so với tháng 12/2021. Tính chung trong năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt trên 5 triệu tấn, trị giá 2,81 tỷ USD, giảm 0,3% về lượng nhưng tăng 12% về trị giá so với năm 2021. Nhập khẩu khô đậu tương của Việt Nam chiếm 48,5% về lượng và 50,1% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam.
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2023 dự báo tăng, đạt 5,5 triệu tấn, nhưng trị giá giảm, chỉ ở mức 2,7 tỷ USD do giá nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2022. Thị trường cung cấp chính khô đậu tương là Nam Mỹ và Mỹ.
Về thị trường cung cấp:
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khô đậu tương từ 12 thị trường, trong đó Achentina và Braxin là 2 thị trường cung cấp khô đậu tương lớn nhất.
Cụ thể, lượng nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường Achentina chiếm 58,5% tổng lượng khô đậu tương nhập khẩu trong năm 2022, giảm so với 64,3% của năm 2021, đạt 2,93 triệu tấn, giảm 9,4% so với năm 2021. Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2023 từ thị trường này dự báo đạt trên 3 triệu tấn, trị giá 1,56 tỷ USD.
Braxin là thị trường cung cấp khô đậu tương lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 1,59 triệu tấn trong năm 2022, tăng 36,8% so với năm 2021 và chiếm 31,9% tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này, tăng so với tỷ trọng 23,2% của năm 2021. Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2023 từ thị trường này dự báo đạt trên 2 triệu tấn, tăng 26% so với năm 2021.
Lượng nhập khẩu khô đậu tương từ Mỹ trong năm 2022 giảm mạnh so với năm 2021, đạt 267,5 nghìn tấn, giảm 34,3% và chiếm 5,3% tỷ trọng nhập khẩu, giảm so với 8,1% của năm 2021.
Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 12/2022 ở mức 543 USD/tấn, giảm 3,6% so với tháng trước, nhưng tăng 13,2% so với tháng 12/2021. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong năm 2022 ở mức 560 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2021.
Trong năm 2022, giá nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường Canada cạnh tranh nhất, đạt 482 USD/tấn, giảm 0,5% so với năm 2021. Tiếp đến là giá nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường Ấn Độ đạt 543 USD/tấn, tăng 0,6% so với năm 2021.
PV
- khô đậu tương li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất