Sáng ngày 01/03/2023, Tòa án nhân dân thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án giết hổ nấu cao tại nhà diễn ra trên địa bàn thành phố Phổ Yên. Đối tượng Ngô Văn Quân (sinh năm 1971, trú tại xã Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã bị tuyên phạt 36 tháng tù giam về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm a khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – BLHS).
Công an thị xã Phổ Yên bắt quả tang tại hộ gia đình ông Ngô Văn Quân đang có hoạt động giết mổ 1 cá thể hổ để nấu cao
Cùng với đó, hai đồng phạm khác đã tham gia hỗ trợ Ngô Văn Quân xẻ thịt hổ nấu cao là Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1995, trú tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhận mức án 15 tháng tù treo (thử thách 30 tháng), và Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1980, trú tại TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) nhận mức án 12 tháng tù treo (thử thách 24 tháng), về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm b khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – BLHS).
Trước đó vào tháng 01/2022, Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp cùng Công an thị xã Phổ Yên bắt quả tang tại hộ gia đình ông Ngô Văn Quân đang có hoạt động giết mổ 1 cá thể hổ để nấu cao. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tang vật liên quan gồm 1 cá thể hổ đông lạnh, 1 xương đầu hổ, 2 bộ da hổ, 4 chi hổ, 16 túi thịt hổ, 1 đầu sơn dương đông lạnh. Tiến hành khám xét nơi ở của ông Ngô Văn Quân tiếp tục phát hiện 1.578 gói cao thành phẩm, 21 lọ thủy tinh đựng mật gấu.
Ông Quân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 244 BLHS với khung hình phạt từ 5-10 năm tù.
Đặc biệt, tại thời điểm phát hiện, vụ án đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận bởi đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đang đảm nhiệm cương vị là Chủ tịch UBND xã Tiên Phong. Ông Ngô Văn Quân từng là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong nhiệm kỳ 2016-2021 và đã được bầu tái cử giữ chức danh Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2021-2026.
Hổ (Tên khoa học: Panthera tigris) là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Theo đó, pháp luật đã quy định những chế tài mạnh mẽ để xử lý mọi hành vi vi phạm liên quan đến hổ với mức hình phạt có thể lên tới 15 năm tù cho cá nhân vi phạm. Tuy vậy, tình trạng buôn bán hổ trái phép vẫn là một vấn nạn nhức nhối do nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ loài này, đặc biệt là cao hổ của một bộ phận người dân. Từ xưa đến nay, dù không có căn cứ khoa học nhưng nhiều người vẫn còn quan niệm rằng sử dụng cao hổ có thể chữa được các bệnh về xương khớp hay tăng cường sinh lực, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ và đẩy hổ đến gần hơn với nguy cơ tuyệt chủng.
P.V
Chỉ trong năm 2022, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 399 vụ việc vi phạm liên quan đến hổ, với hơn 88% số vụ án được phát hiện trên không gian mạng (353/399 vụ). Theo ENV, bên cạnh việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng có hành vi xâm hại tới hổ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, khuyến cáo người dân không mua bán hay sử dụng cao hổ và các sản phẩm từ hổ để góp phần bảo vệ hổ và tránh các hậu quả pháp lý đáng tiếc.
- Thái Nguyên li>
- hổ li>
- Chủ tịch xã li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất