[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường; cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn rất phức tạp, gay gắt.
Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cách thức hoạt động kinh tế và thói quen tiêu dùng của người dân. Kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi, nhưng tăng trưởng chậm, không bền vững, có nhiều rủi ro, thách thức, khó lường.
Ngân hàng thế giới dự báo, giá nông lâm thủy sản tăng bình quân 5,7%/năm trong giai đoạn 2018 – 2026 và 2,6%/năm trong giai đoạn 2027 – 2030. Xu hướng bảo hộ gia tăng, các nước tăng cường áp dụng rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, việc đàm phán xuất khẩu nông sản vào một số thị trường lớn gặp nhiều khó khăn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Quá trình đô thị hóa, xu hướng tăng dân số và thu nhập ngày càng cao trên toàn cầu làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản, đòi hỏi chất lượng cao hơn, giàu dinh dưỡng, an toàn sức khỏe, thân thiện môi trường gắn với trách nhiệm xã hội. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm sạch, hữu cơ theo xu hướng “Tiêu dùng xanh”.
Nhiều giống mới, vật tư mới, công nghệ nuôi trồng, bảo quản và chế biến mới góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn đang nổi lên như một phương thức tiếp cận để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới kinh tế, xã hội và môi trường, làm suy thoái đất và hệ sinh thái, giảm năng suất cây trồng, gia tăng dịch bệnh và các rủi ro về sức khỏe, gia tăng biến động trên thị trường nông sản. Dịch bệnh xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại khó lường.
Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng; hợp tác và trao đổi quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng.
C.N
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- cứu ngành chăn nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất