[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại Hà Nội, giá thịt lợn hơi có chỗ đã bán với giá 10.000 -12.000 đồng/kg để cắt lỗ. Các trại lợn giống đóng băng, một con lợn giống 15kg bán với giá rẻ mạt, chỉ 300.000 đồng. Cũng chính vì thế, người chăn nuôi hiện đang lơ là với dịch bệnh!
Lo dịch bệnh bùng phát khi giá lợn hơi chạm đáy
Tại hội nghị triển khai các giải pháp ổn định chăn nuôi vừa tổ chức ngày 27/4, ông Tạ Văn Tường, giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, với tình trạng bi đát này, nguy cơ bùng phát đại dịch trong thời gian ngắn tới là rất cao. Theo lý giải của ông Tường, người nuôi giờ không còn tiền để nuôi lợn, họ sẽ không tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn, chăn nuôi buông thả, thậm chí bỏ đói lợn, dịch bệnh sẽ bùng phát.
Ông Tạ Văn Tường, giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Trong tình cảnh bi đát, ngành chăn nuôi lợn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về dịch bệnh. Ông Nguyễn Trọng Long – Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long, huyện Thanh Oai lo ngại: “Giá lợn hơi thấp nên người nuôi sẽ tìm cách giảm chi phí bằng việc giảm tiêm vaccine phòng bệnh, giảm quan tâm chăm sóc đàn lợn. Cứ như thế thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ rất nhanh và khó kiểm soát”.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, Vạn Yên, Vĩnh Phúc e ngại: “Lợn bị nhiễm bệnh, người chăn nuôi không chữa, cho lợn không ai lấy; đã có gia đình thả lợn sống trôi sông hoặc vứt lợn chết bừa bãi. Tôi rất lo ngại dịch bệnh lớn sẽ xảy ra”.
Để viễn cảnh này không xảy ra, ông Nhữ Đình Tú – Tổng Giám đốc Công ty CP Lebio cho rằng: “Tôi đề nghị các cấp, ngành đề xuất Chính phủ hỗ trợ vaccine miễn phí cho các hộ nuôi. Tôi cũng là một người nông dân nên cảm thấy rất chua xót, cay đắng khi chứng kiến thảm cảnh này. E rằng giá này chưa phải là đáy, có thể sẽ tiếp tục giảm nữa”.
Tuyên truyền để kích cầu tiêu dùng nhằm khôi phục giá lợn hơi
Cũng theo ông Tường: về sản xuất đàn lợn nái tại Hà Nội chưa giảm nên đàn lợn thương phẩm vẫn tăng, về số lượng, sản lượng thịt hơi ở Hà Nội vượt cầu từ 200-300 tấn/ngày. Về tiêu thụ, thời gian rớt giá còn kéo dài chưa có dấu hiệu phục hồi. Dự báo trong 3 đến 4 tháng tới, giá lợn giống và giá lợn hơi không tăng nhiều so với thời điểm hiện nay, nhất là trong những tháng mùa hè sắp tới khi người tiêu dùng chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác như: tôm, cá… thì sức tiêu thụ thịt lợn càng thấp.
Vì thế, ông Tường ra khuyến cáo đối với các nhà chăn nuôi đó là cần giảm nhanh đàn lợn nái. Theo đó, các trại chăn nuôi quy mô lớn cần loại ngay lợn nái kém chất lượng, năng suất sinh sản thấp (số lợn nái kém chất lượng hiện nay chiếm khoảng 30-40% tổng đàn nái). Đối với Hà Nội cần giảm đàn lợn nái xuống còn 180-200.000 con. Đồng thời, khuyến cáo cơ sở chăn nuôi loại thêm lợn con sơ sinh có trọng lượng thấp (dưới 0,8kg/con), sức khỏe kém.
Còn ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất – thương mại và đầu tư Anh Dũng hiến kế:
Trước mắt, chúng ta không thể giải quyết nóng vội được, mà phải bình tĩnh, đó là giảm nái từ 4,2 triệu nái xuống 3 triệu thì cung cầu tương đối cân bằng.
Cần tuyên truyền cho người dân Việt Nam tăng ăn thịt lợn. Đơn giản vì hiện nay, mức độ tiêu thụ thịt lợn trên đầu người của nước ta thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Song, nhân dân đang hoang mang vì những thông tin lợn bẩn, thông tin lẫn lộn giữa lợn siêu nạc và lợn ăn chất tạo nạc vì sợ ung thư. Hiện nay, nếu nước ta có 93 triệu dân, mỗi người ăn 1 lạng thịt thì mỗi ngày tiêu thụ hết 9.300 tấn/ngày có nghĩa tiêu thụ 12-13.000 tấn lợn hơi/ngày, 1 tháng tiêu thụ hết lợn đang tồn.
Ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất – thương mại và đầu tư Anh Dũng
Về lâu dài, theo ông Dũng, cần thiết phải quy hoạch lại ngành sản xuất TĂCN và mở các trang trại chăn nuôi phải là ngành có điều kiện, tức là quy mô trại, số lượng nái, số lượng thịt phải được quy hoạch. Cần thiết phải đóng các loại phí: phí heo nái, phí bán heo giống, phí xuất chuồng heo thịt, làm thành một quỹ bình ổn để lấy nó nuôi nó.
Ông Dũng cũng cho rằng: không có Chính Phủ nào có thể đong đếm được nhu cầu tiêu thụ bao nhiêu lợn thịt mà nhất thiết phải xã hội hóa. Các doanh nghiệp phải mở các chuỗi liên kết, quản lí từ đầu vào đến đầu ra, khả năng mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu lợn thịt, từ đó sẽ hợp tác với bao nhiêu trang trại… Khi đó sẽ không có khủng hoảng thừa và nếu có thì không thể đá bóng trách nhiệm sang cho ai. “Theo tôi, để làm được việc như thế này, chỉ cần 2 năm là có thể giải quyết được. Đó là phương án mà tôi tham mưu với Bộ Nông nghiệp”, ông Dũng nhấn mạnh thêm.
Chăn nuôi lợn không thể siêu lợi nhuận như năm vừa rồi. Nó chính là hệ lụy cho bây giờ. Đối với chăn nuôi, cần tính toán 1 con lợn giá thành sản xuất bao nhiêu và có khung lợi nhuận chỉ dao động 100-200.000 đồng. Lợn thịt cũng vậy, lợi nhuận đó đảm bảo để những nhà đầu tư trước yên tâm chăn nuôi và ngăn những nhà đầu tư khác đứng núi này trông núi nọ. Lúc đó, Nhà nước chỉ tạo ra hành lang pháp lý, thủ tục, sân chơi, là bà đỡ cho các chuỗi. Nhà đầu tư là các doanh nghiệp sẽ bàn bạc với các đối tác là các trang trại, siêu thị, lò giết mổ…
Trong khi các trại khác không tiêu thụ được lợn trong chuồng, bị tư thương ép giá, nhưng các trại trong chuỗi của công ty Anh Dũng vẫn bán được lợn, dòng tiền cứ chảy. Bên công ty có hỗ trợ mua lợn hơi cao hơn 2 giá so với thị trường, ví dụ ngoài thị trường giá lợn hơi là 17.000 đồng thì công ty mua 19.000 đồng.
Về giải pháp lâu dài để ổn định sản xuất chăn nuôi lợn, ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: “Cần tăng cường công tác sản xuất giống, nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm giá thành và từng bước đưa sản xuất con giống là sản phẩm chủ lực của ngành để vừa cung cấp giống cho thành phố và các tỉnh khác. Trong thời gian tới, cần tập trung xây dựng một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống theo hình tháp 4 cấp từ cụ kỵ – ông bà – bố mẹ – thương phẩm”.
Hà Ngân
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo hơi trong thời gian tới li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất