Trao đổi với phóng viên vào chiều nay 2/11, ông Nguyễn Đức Chơi – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết, dịch cúm gia cầm vừa xuất hiện tại địa bàn phường Điện Phương khiến hơn 2 nghìn con vịt bị nhiễm bệnh, chết.
Đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Cư ở khối phố Triêm Đông 2 (phường Điện Phương, Điện Bàn) chết rải rác từ nhiều ngày qua. Ảnh: CTV
Theo ông Nguyễn Đức Chơi, ngày 1/11, nhận được thông tin từ UBND phường Điện Phương về việc có đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Cư ở khối phố Triêm Đông 2 (phường Điện Phương, Điện Bàn) bị mắc bệnh chết, Phòng Kinh tế và Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn phân công cán bộ kỹ thuật khẩn trương đến hiện trường kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi ra Chi cục Thú y vùng 4 (đóng tại TP.Đà Nẵng) nhờ xét nghiệm để xác định vi rút gây bệnh.
Tại thời điểm ngành chức năng kiểm tra, ông Nguyễn Văn Cư khai báo có nuôi đàn vịt với số lượng 2.100 con, mua về nuôi từ ngày 30/8/2023. Nguồn gốc số vịt trên là từ Hà Nội. Về diễn biến bệnh, ông Cư cho hay, khi đàn vịt 7 ngày tuổi thì bị nhiễm bệnh chết rải rác; đến 15 ngày tuổi có 900 con mắc bệnh và tới hôm qua 1/11 chỉ còn lại khoảng 200 con.
Vịt chết nằm la liệt. Ảnh: CTV
Ông Nguyễn Đức Chơi cho biết, ngay trong ngày 1/11, Chi cục Thú y vùng 4 thông báo mẫu bệnh phẩm lấy trên đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Cư cho kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1.
“Hôm nay 2/11, cán bộ Phòng Kinh tế cùng bộ phận chăn nuôi – thú y và thủy sản thuộc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn khẩn trương phối hợp với UBND phường Điện Phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm mắc bệnh và chết của hộ ông Nguyễn Văn Cư.
Đồng thời, phun khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, khu vực tiêu hủy và các vùng lân cận trên địa bàn phường Điện Phương. Cạnh đó, tiến hành rà soát đàn gia cầm có nguy cơ cao nhiễm bệnh cúm A/H5N1 tại khối phố Triêm Đông 2 và các khối phố lân cận để đăng ký nhu cầu tiêm vắc xin bao vây ổ dịch…” – ông Chơi nói.
NGUYỄN SỰ
Nguồn: Báo Quảng Nam
- bệnh cúm gia cầm li>
- chống cúm gia cầm li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất