Quá trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất và chính thức cấp phép sử dụng vacxin ASF tại Việt Nam đều minh bạch và chia sẻ thông tin với WOAH, FAO, cộng đồng quốc tế.
Đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ họp với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến ngày 22/4/2023 tại Hà Nội. Ảnh: HT.
Hợp tác, chia sẻ, phối hợp
Ngay sau khi các nhà khoa học của Hoa Kỳ công bố nghiên cứu thành công chủng virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF) nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã có Công thư gửi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề nghị hỗ trợ.
Bộ NN-PTNT cũng mời 3 nhà khoa học của Hoa Kỳ, gồm TS. Cyril G Gay, Trưởng Chương trình bảo vệ và chăn nuôi động vật; TS. Manuel Borca, Trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh ngoại lai của Hoa Kỳ; TS. Douglas P. Gladue, Nghiên cứu viên chính về bệnh ASF sang Việt Nam để phối hợp tổ chức nghiên cứu vacxin phòng bệnh ASF.
Kết quả, Cục Thú y đã thống nhất và ký Thỏa thuận khung (MOU) hợp tác kỹ thuật với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) thuộc USDA để làm cơ sở triển khai thực hiện: Nghiên cứu vacxin sử dụng chủng virus vacxin của Hoa Kỳ.
Xây dựng quy trình kiểm nghiệm, khảo nghiệm; thiết kế thí nghiệm nghiên cứu, đánh giá độ an toàn, hiệu lực của vacxin. Tiến hành sản xuất vacxin số lượng có giới hạn để sử dụng cho việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm.
Từ tháng 7/2020, ARS (USDA) chính thức chuyển giao các vật liệu cần thiết, gồm các chủng virus vacxin và tế bào dòng thích ứng cho các đơn vị liên quan có tiềm năng tại Việt Nam để sử dụng nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng, chống bệnh ASF.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống virus vacxin ASF từ phía Hoa Kỳ (ARS, USDA), cũng như được sự phối hợp, hỗ trợ của các chuyên gia Hoa Kỳ, các doanh nghiệp sản xuất vacxin hàng đầu Việt Nam đã tổ chức đánh giá chủng giống virus vacxin ASF để kiểm tra xem có đáp ứng yêu cầu sản xuất vacxin hay không, đánh giá, lựa chọn tế bào được được chuyển giao; xây dựng quy trình nghiên cứu phát triển thành phẩm vacxin ASF.
Xuyên suốt quá trình đánh giá về chủng giống, tế bào và an toàn, hiệu lực của vacxin đều được cập nhật chia sẻ đầy đủ thông tin cụ thể với ARS, gồm Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco (Navetco), Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC Việt Nam) và Tập đoàn Dabaco Việt Nam.
Hội nghị thường niên lần thứ 90 của WOAH tổ chức tại Paris, Pháp. Ảnh: TL.
Bên cạnh đó, từ các kết quả thu được, Navetco đã phối hợp cùng nhóm chuyên gia của USDA công bố kết quả vacxin NAVET-ASFVAC với cộng đồng các nhà khoa học quốc tế, cụ thể đăng trên 2 tạp chí khoa học uy tín của thế giới là Transboundary and Emerging Diseases và Viruses.
Ngày 3/6/2022, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức Lễ công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vacxin phòng bệnh ASF – vacxin thương mại NAVET-ASFVAC do Navetco sản xuất.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã có bài phát biểu ghi nhận, đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các nhà khoa học, cơ quan của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tại Lễ công bố này, Việt Nam chiếu phim phóng sự mô tả đầy đủ quá trình tổ chức nghiên cứu, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin ASF.
Chủ động chia sẻ với WOAH và FAO
Theo quy định quốc tế và quy định của Việt Nam, Việt Nam không có trách nhiệm phải báo cáo, chia sẻ toàn bộ kết quả, số liệu chi tiết về nghiên cứu thuốc thú y nói chung, vacxin thú y nói riêng và kể cả vacxin ASF cho các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, vì đây là vacxin khó nghiên cứu, sản xuất và thế giới chưa có vacxin thương mại, nên Việt Nam đã chủ động chia sẻ với Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), cụ thể:
FAO có các chuyên gia làm việc tại Việt Nam nên thường xuyên tham dự các cuộc họp, hội nghị quan trọng và Việt Nam báo cáo đầy đủ kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin ASF.
Giáo sư Christine Middlemiss, Cục trưởng, Trưởng Cơ quan Thú y và Phó Trưởng Cơ quan Thú y của Vương Quốc Anh, đại diện Đại sứ quán Vương quốc Anh đã đến thăm và làm việc tại AVAC Việt Nam ngày 28/9/2023. Ảnh: HT.
Ngày 6/6/2022, Cục Thú y gửi thư cho Trưởng văn phòng WOAH Ronel Abila tại khu vực Đông Nam Á chia sẻ đầy đủ, chi tiết các kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin ASF của Việt Nam.
Ngày 8/6/2022, FAO và WOAH có đoàn chuyên gia đến Việt Nam để làm việc. Đoàn công tác đã làm việc với Navetco và các đơn vị thuộc Cục Thú y. Tại cuộc họp này, phía Việt Nam trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin ASF.
Ngày 21/5/2023, tại Hội nghị thường niên lần thứ 90 của WOAH tổ chức tại Paris, Pháp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu Đoàn công tác của Việt Nam họp với Tổng Giám đốc WOAH Monique Eloit, Trưởng đại diện WOAH tại Tokyo, Trưởng đại diện WOAH tại Bangkok, đại diện các ban của WOAH. Tại đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin ASF của Việt Nam; đồng thời ký thỏa thuận WOAH tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đánh giá, hoàn thiện các quy trình sản xuất, mở rộng đối tượng sử dụng vacxin ASF.
Ngày 8/7/2023, ngay sau khi Việt Nam có đầy đủ kết quả thí điểm sử dụng 600.000 liều vacxin ASF/mỗi loại vacxin tại thực địa, Bộ NN-PTNT Việt Nam có văn bản số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 (trong đó nêu đầy đủ lý do, bằng chứng và kết luận) cho phép sử dụng 2 loại vacxin ASF là NAVET-ASF VAC và AVAC ASF LIVE trên toàn quốc; Cục Thú y đã thông tin chia sẻ, dịch nguyên văn bản 4870/BNN-TY gửi tới Trưởng đại diện Tiểu vùng Đông Nam Á của WOAH Ronello C. Abila.
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines sang Việt Nam họp với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến ngày 11/10/2023 tại TP. HCM. Ảnh: Hồng Thắm.
Từ ngày 13 – 16/11/2023, tại Hội nghị lần thứ 33 của Ủy ban Khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Ấn Độ, lãnh đạo Cục Thú y có bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, sản xuất, đánh giá và cấp phép lưu hành vacxin ASF với Tổng giám đốc WOAH Monique Eloit cũng như các đại biểu dự họp.
Ngày 16/11/2023, tại Ấn Độ, Phó Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam họp và báo cáo đầy đủ, chi tiết, đồng thời hỏi và trả lời tất cả câu hỏi liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin ASF.
Từ ngày 21 – 22/11/2023, tại Hội thảo vùng lần thứ 5 của WOAH về kiểm soát dịch bệnh trên lợn ở châu Á và Thái Bình Dương tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đại diện Cục Thú y đã báo cáo, chia sẻ đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh ASF tại Việt Nam cũng như quá trình nghiên cứu, phát triển, đánh giá, lưu hành chính thức sử dụng các vacxin ASF tại Việt Nam.
Như vậy khẳng định, Việt Nam đã và đang chia sẻ đầy đủ, kịp thời thông tin, kết quả nghiên cứu, đánh giá và cấp phép lưu hành vacxin ASF tại Việt Nam cho WOAH và FAO.
Minh bạch với cộng đồng quốc tế
Ngày 22/6/2023, Đoàn chuyên gia của FAO, WOAH đã thăm và làm việc với AVAC Việt Nam, trực tiếp nghe các báo cáo và cập nhật tình hình nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vacxin AVAC ASF LIVE đầy đủ, chi tiết của từng giai đoạn của AVAC Việt Nam.
Ngày 24/8/2023, tại Malaysia, đại diện Cục Thú y Việt Nam dự Hội nghị quốc tế của WOAH cũng báo cáo, chia sẻ, trả lời những câu hỏi liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin tại Việt Nam.
Tính đến hiện tại, số lượng vacxin AVAC ASF LIVE do AVAC Việt Nam sản xuất là 3,3 triệu liều. Ảnh: Hồng Thắm.
Ngày 28/9/2023, Giáo sư Christine Middlemiss, Cục trưởng, Trưởng Cơ quan Thú y và Phó Trưởng Cơ quan Thú y của Vương Quốc Anh, đại diện Đại sứ quán Vương quốc Anh đã đến thăm và làm việc tại AVAC Việt Nam. Tại đây, Đoàn công tác đã thăm quan nhà máy và nghe báo cáo đầy đủ, chi tiết, đồng thời hỏi và trả lời tất cả câu hỏi liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin AVAC ASF LIVE của AVAC.
Ngày 11/10/2023, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines sang Việt Nam họp với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Tại đây, phía Việt Nam báo cáo đầy đủ, chi tiết, đồng thời hỏi và trả lời tất cả câu hỏi liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin AVAC ASF LIVE của Công ty AVAC.
Ngày 2/11/2023, tại Úc, Đại diện Cục Thú y Việt Nam dự Hội nghị quốc tế của WOAH cũng đã báo cáo, chia sẻ, trả lời những câu hỏi liên quan đến quá trình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá, cấp phép lưu hành vacxin tại Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua các kênh ngoại giao, cũng như đề nghị yêu cầu của các quốc gia quan tâm đến vacxin ASF của Việt Nam, Cục Thú y cũng đã cử các đại diện báo cáo tổ chức họp trực tiếp với các đơn vị liên quan như đại sứ quán, lãnh đạo cấp cao của Bộ Nông nghiệp các nước như Vương quốc Anh, Indonesia, Myanmar và trao đổi chính thức bằng văn bản với các nước như Rumani, Ukraine…
Từ ngày 5 – 7/12/2023, tại Hội nghị Liên minh nghiên cứu ASF toàn cầu diễn ra tại Manila, Philippines, các đại diện của Việt Nam đến từ Navetco, AVAC Việt Nam, Viện Thú y đã chia sẻ đầy đủ thông tin về tình hình nghiên cứu, sản xuất, đánh giá an toàn, hiệu lực của 2 vacxin ASF, gồm NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE.
Hỗ trợ kỹ thuật, triển khai tiêm phòng vacxin ASF tại Dominica
Theo đề nghị của Lãnh đạo Chính phủ Cộng hòa Dominica, Bộ NN-PTNT đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật sang hỗ trợ sử dụng vacxin NAVET-ASFVAC tại Domimica từ ngày 15/5 – 19/6/2023. Kết quả sử dụng vacxin cho thấy, vacxin NAVET-ASFVAC an toàn khi sử dụng tiêm phòng cho lợn tại Dominica; tất cả lợn được tiêm vacxin đều khỏe mạnh, ăn uống, vận động phát triển bình thường.
Dominica đề nghị phía Việt Nam tiếp tục hỗ trợ thêm vacxin NAVET-ASFVAC của Navetco để tiêm mở rộng tại nước này. Ảnh: Hồng Thắm.
Ngày 26/6/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Dominica Limber Cruz có Công thư số MARD-2023-23905 gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam ghi nhận và bày tỏ chân thành cảm ơn sự hợp tác của Chính phủ, Bộ NN-PTNT Việt Nam thông qua việc cử đoàn công tác sang hỗ trợ triển khai chương trình tiêm phòng và hướng dẫn phòng chống bệnh ASF tại Domimica.
Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Dominica nhấn mạnh, nhờ có sự hợp tác chặt chẽ, đoàn công tác liên bộ giữa 2 nước đã xây dựng và triển khai chương trình làm việc hiệu quả, bao gồm việc thực hiện các cuộc họp kỹ thuật để chia sẻ và trao đổi thông tin, các buổi hướng dẫn kỹ thuật, các ngày làm việc tại thực địa để tiến hành tiêm vacxin ASF, phát triển quy trình giám sát, theo dõi sau tiêm phòng và tiến hành xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Đánh giá cao kế hoạch làm việc của Đoàn công tác Việt Nam, từ đó đạt được những kết quả rất khả quan, góp phần vào việc an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và nguồn sản xuất thịt lợn tại Dominica. Dominica đề nghị phía Việt Nam tiếp tục hỗ trợ thêm vacxin NAVET-ASFVAC để tiêm mở rộng tại nước này.
Mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ và phối hợp với Dominica trong việc đưa ra những sáng kiến, góp phần hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.
Hồng Thắm
Nguồn: nongnghiep.vn
– Tính đến hiện tại, số lượng vacxin ASF đã sản xuất của 2 công ty Navetco và AVAC là 4,5 triệu liều (Navetco 1,2 triệu liều, AVAC 3,3 triệu liều).
– Số lượng vacxin cung ứng, sử dụng từ khi cấp giấy chứng nhận lưu hành và sau khi Bộ NN-PTNT có Công văn số 4870/BNN-TY là hơn 1,5 triệu liều (207.339 liều vacxin NAVET-ASFVAC của Navetco sử dụng tại 35 tỉnh, thành phố; trên 1,3 triệu liều vacxin AVAC ASF LIVE của AVAC Việt Nam tại 45 tỉnh, thành phố).
– Ngay sau khi được phép lưu hành rộng rãi tại Việt Nam, AVAC Việt Nam đã xuất khẩu 300.000 liều vacxin ASF sang Philippines.
– Số lượng vacxin đã sản xuất đang bảo quản tại kho của 2 công ty là khoảng 3 triệu liều (Navetco 1 triệu liều, AVAC Việt Nam 2 triệu liều).
- AVAC ASF LIVE li>
- vacxin ASF li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất