[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 12/4/2024, tại Hà Nội, Công ty Thuốc Thú Y Boehringer Ingelheim Việt Nam ra mắt vắc xin VAXXITEK 3 trong 1 đầu tiên phòng các bệnh truyền nhiễm ở gia cầm
Giới thiệu sản phẩm vắc xin VAXXITEK 3 trong 1 với công nghệ đột phá
Đây là loại vắc xin véc tơ đầu tiên tại Việt Nam cung cấp khả năng phòng ngừa 3 loại bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm: bệnh Marek, bệnh Gumboro và bệnh Newcastle. Vắc xin Vaxxitek® HVT + IBD + ND cung cấp nền tảng miễn dịch vững chắc và tối ưu hóa khả năng chống lại bệnh Marek, bệnh Gumboro và bệnh Newcastle ở gia cầm.
Theo đó, Công ty Thuốc Thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề VAXXITEK lần thứ nhất và công bố ra mắt vắc-xin dành cho gia cầm VAXXITEK® HVT + IBD + ND. Hội nghị chuyên đề “VAXXITEK – Vaccine công nghệ thế kỷ 21” là một sự kiện thường niên với mục đích cập nhật những thông tin mới nhất về các loại bệnh trên gia cầm, quản lý chăn nuôi và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Công nghệ vắc xin tiên tiến được công ty ra mắt tập trung vào cân bằng tính hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm, Sự cân bằng đóng vai trò quan trọng trong sản phẩm vắc xin, đòi hỏi cơ chế bảo vệ của vắc xin chống lại bệnh dịch đồng thời đảm bảo sự an toàn cho gia cầm và môi trường xung quanh, phù hợp cho tất cả các giống gia cầm hiện nay cũng như điều kiện chăn nuôi đa dạng.
Sản phẩm vắc xin VAXXITEK® HVT + IBD + ND đã được chứng minh về mức độ hiệu quả trong tiêm chủng cho phôi gà khỏe mạnh khoảng 18-19 ngày cũng như gà mới sinh 1 ngày tuổi, chống lại các bệnh thường gặp và biến chứng do các bệnh Marek, bệnh Gumboro và, bệnh Newcastle gây ra.
Vaccine VAXXITEK® HVT+IBD+ND là minh chứng đột phá trong tiêm chủng tại các nhà máy ấp trên toàn thế giới. Là vắc xin 3 trong 1 đầu tiên và duy nhất tại thị trường Việt Nam, VAXXITEK cung cấp nền tảng miễn dịch vững chắc và tối ưu hóa khả năng chống lại các bệnh nói trên.
Ông Torsten Hardge – Giám đốc Công ty Thuốc thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam tại sự kiện ra mắt vắc xin VAXXITEK 3 trong 1
VAXXITEK® HVT+IBD+ND mang lại các cho chủ trang trại chăn nuôi giải pháp tiêm chủng đơn giản, linh hoạt và hiệu quả chống lại 3 trong số những bệnh dễ lây nhiễm nhất và các bệnh gia cầm khác gây ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh . Ông Torsten Hardge – Giám đốc Công ty Thuốc thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng loại vắc-xin mới này sẽ cải thiện sức khỏe gia cầm, thúc đẩy hiệu suất chăn nuôi đồng thời đơn giản hóa quy trình tiêm chủng – đúng như mong đợi của khách hàng đối với thương hiệu VAXXITEK.”
Khách tham quan triển lãm ra mắt vắc xin VAXXITEK 3 trong 1
“Theo thống kê, thịt gia cầm là nguồn cung cấp protein quan trọng thứ 2 đối với người Việt Nam. Vắc- xin gia cầm 3 trong 1 này cho phép chúng tôi hợp tác chặt chẽ cùng người chăn nuôi như một chiến lược cải tiến phòng ngừa dịch bệnh nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam. Với vắc-xin cải tiến này và Đội ngũ tiêm phòng vắc xin (VTS), chúng tôi cung cấp cho các nhà chăn nuôi giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát 3 loại bệnh dịch quan trọng nhất ở lĩnh vực chăn nuôi gia cầm”, Ông Nguyễn Đức Dũng – Giám đốc Ngành hàng Gia cầm, Công ty Thuốc Thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam chia sẻ.
Boehringer Ingelheim sẽ sản xuất vắc xin VAXXITEK® HVT+IBD+ND từ cơ sở sản xuất tại Gainesville, bang Georgia, Hoa Kỳ, nơi sản xuất hơn 60 tỷ liều vắc xin gia cầm mỗi năm nhằm phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người dân tại Hoa Kỳ và hơn 60 quốc gia khác.
P.V
Về Boehringer Ingelheim
Boehringer Ingelheim luôn nỗ lực nghiên cứu các liệu pháp điều trị đột phá giúp thay đổi cuộc sống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Là một trong những công ty dược phẩm sinh học hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, Boehringer Ingelheim kiến tạo giá trị thông qua đổi mới trong các lĩnh vực có nhu cầu y tế cao chưa được đáp ứng. Boehringer Ingelheim luôn đặt ra một tầm nhìn dài hạn và bền vững kể từ khi được thành lập vào năm 1885 với loại hình doanh nghiệp gia đình. Đến nay công ty sở hữu mạng lưới khoảng 53.000 nhân viên phục vụ tại hơn 130 thị trường trong hai lĩnh vực kinh doanh là Dược phẩm cho con người và Thú y. Tìm hiểu thêm tại www.boehringer-ingelheim.com.
- gia cầm li>
- Boehringer Ingelheim Việt Nam li>
- vắc xin VAXXITEK 3 trong 1 li>
- vắc xin li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất