Sau khi thử sức với nhiều mô hình nông nghiệp nhưng chưa đạt được hiện quả như mong muốn, qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Tình (thôn Định Tam, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) nhận thấy bồ câu Thái dễ tiêu thụ, nhưng chưa được nhiều người tổ chức chăn nuôi theo quy mô lớn, anh Tình quyết định thử sức với mô hình nuôi chim bồ câu Thái sinh sản.
Anh Tình chia sẻ: Trang trại nuôi chim bồ câu, trước kia là trang trại nuôi heo thịt và heo sinh sản, do những năm gần đây giá heo hơi rớt mạnh, thua lỗ nhiều. Nhờ Hội Nông dân huyện cử tham gia tập huấn kỹ thuật, tìm hiểu qua các kênh thông tin đại chúng, thấy nuôi chim bồ câu tương đối đơn giản, hiệu quả kinh tế khá nên tôi mạnh dạn chuyển sang nuôi chim bồ câu Thái từ năm 2022. Giống chim này to khỏe, chất lượng cao.
Anh Nguyễn Văn Tình chăm sóc chim bồ câu. Ảnh: LÊ VĂN XINH
Để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp nuôi chim bồ câu Thái, anh đến một tham quan mô hình nuôi chim bồ câu Thái tại TP Hồ Chí Minh. Được chủ trang trại hướng dẫn tư vấn cụ thể, anh đã mua 500 cặp chim bồ câu bố mẹ đem về nuôi, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi, nhất là khâu kỹ thuật, phòng chống bệnh. Hiện anh đang có khoảng 2.500 con chim các loại, trong đó có khoảng 700 chim bố mẹ.
Về đầu ra cho việc bán chim thương phẩm, anh Tình chia sẻ: Tôi tìm đến các chợ đầu mối, các chợ bán lẻ để tìm bạn hàng. Sau nhiều thời gian, hiện tôi đã có đầu ra ổn định để cung cấp cho một nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh. Cứ 3 ngày, gia đình tôi xuất bán một lứa khoảng 100 con; giá mỗi con chim ra ràng 75.000 đồng, cao hơn giá bán tại địa phương là 15.000 đồng/con. Trang trại hoạt động với số lượng xuất chuồng ổn định và tăng số lượng lên mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng thu nhập 15 – 20 triệu đồng.
Về hướng phát triển, anh Tình cho hay: Tôi sẽ mở rộng thêm diện tích chăn nuôi, với số lượng 1.000 cặp chim bố mẹ, đồng thời vận động chia sẻ nhiều hộ cùng nhau nuôi, xây dựng thành chuỗi giá trị sản xuất, tạo đầu ra sản phẩm có giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
LÊ VĂN XINH
Nguồn: Báo Bình Định
- nuôi chim bồ câu li>
- nuôi chim bồ câu Thái li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất