Giới thiệu
Trước đây, khẩu phần có lượng tinh bột cao và carbohydrate dễ hòa tan được ưa chuộng trong lĩnh vực chăn nuôi heo mật độ cao do khả năng tiêu hóa cao và (được giả định) cho năng suất cao. Tuy nhiên, các bệnh tiêu biểu trong sản xuất chăn nuôi như tiêu chảy ở heo vỗ béo và heo con hoặc tổng hợp MMA- (viêm vú – viêm tử cung – agalactiae) MMA*- (viêm vú – viêm tử cung – agalactiae) ở nái mẹ cho bú đã dẫn đến sự gia tăng sử dụng kháng sinh. Tuy vậy, vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc nâng hàm lượng chất xơ cao hơn trong công thức mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn (Sarandan, Neufeld và cộng sự 2008, Flis, Sobotka và cộng sự 2017). Vì vậy, trong khẩu phần có vai trò ngày càng quan trọng trong dinh dưỡng heo. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên Lignocellulose – một loại xơ đặc thù có thể mang lại những lợi ích đặc biệt… Lignocellulose là một carbohydrate phức tạp được tìm thấy trong thành tế bào thực vật, chủ yếu bao gồm cellulose, hemicellulose và lignin. Những đặc tính của loại xơ này bao gồm hàm lượng xơ thô cao (Bảng 1) và, nếu so với những nguồn nguyên liệu giàu xơ khác, Lignocellulose có nguồn cung thị trường dồi dào, không tạp nhiễm bởi độc tố nấm, tính kết nước cũng như trương nước cao.
Bảng 1: Thành phần và tính kết nước của sản phẩmJeluvet chứa Lignocellulose
Bài viết này nhằm mục đích thảo luận về tiềm năng bổ sung Lignocellulose trong khẩu phần heo nái mang thai, heo con cai sữa và heo vỗ béo và đưa ra các khuyến nghị về tỷ lệ bổ sung trong khẩu phần của heo.
Ứng dụng Lignocellulose trong khẩu phần heo nái mang thai
Hội chứng MMA là một bệnh hiện diện ở khắp nơi và rất phổ biến ở heo nái. Bệnh gây viêm tử cung (metritis), viêm vú và thiếu sữa ở nái. MMA xảy ra ngay sau khi đẻ và thường gây ra bởi vi khuẩn E. coli hoặc Streptococcus (Weber 2019). Bên cạnh yếu tố vệ sinh, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố nguy cơ chính trong sự phát triển của MMA lần lượt là béo phì, táo bón hoặc phân mềm và tiêu chảy, theo thứ tự lần lượt. Vì vậy, thách thức lớn nhất trong việc cho heo nái mang thai ăn là bảo đảm chúng thấy đủ no khi áp dụng khẩu phần hạn chế với hàm lượng năng lượng thấp hơn để tránh béo phì. Chiến lược cho ăn để heo không cảm giác thấy dựa trên việc bổ sung nguyên liệu thức ăn giàu chất xơ vào khẩu phần của nái. Tuy nhiên, có nhiều nguồn xơ lại ẩn chứa nguy cơ tạp nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn (Sarandan, Neufeld et al. 2008).
Bên cạnh ưu điểm là không có độc tố nấm, thì tính kết và trương nước của Lignocellulose, đóng vai trò quan trọng để tăng khối lượng khẩu phần khi đi vào trong đường tiêu hóa. Bằng bổ sung lượng lớn vào thức ăn, Lignocellulose giúp ruột hoạt động tốt bằng cách thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và tạo cảm giác no cho vật nuôi. Do đó, Lignocellulose có thể ngăn ngừa hai yếu tố nguy cơ chính gây ra Hội chứng MMA là thừa cân và táo bón, đồng thời có tác dụng gây no và giúp heo nái bình tĩnh hơn. Priester, Visscher và cộng sự (2020) chỉ ra xu hướng giao tiếp ít hung hăng và ít đánh nhau hơn trong đàn nái khi được cho ăn khẩu phần có tổ hợp chất xơ chứa Lignocellulose.
Việc dùng tỷ lệ trộn 2,5% Lignocellulose vào khẩu phần làm giảm chỉ số đánh giá gây hấn ở heo nái khi thực hiện trộn lẫn nhiều đàn với nhau. (Greenwood, Dickson và cộng sự 2019). Sarandan, Neufeld và cộng sự (2008) đã chứng minh tác dụng tích cực liên quan đến tần suất mắc Hội chứng MMA (đặc biệt là Viêm vú) bằng cách bổ sung Lignocellulose vào khẩu phần ăn của heo nái, những tác dụng khác bao gồm sự cải thiện năng suất sinh sản của heo nái, tỷ lệ heo con sơ sinh sống sót cao hơn, cũng như tăng trọng hằng ngày cao hơn.
Ảnh hưởng của Lignocellulose đến heo con cai sữa
Heo con cai sữa chịu nhiều yếu tố stress trong giai đoạn mà hệ thống miễn dịch chủ động của chúng bắt đầu phát triển và hệ thống enzyme quan trọng nhất để tiêu hóa dưỡng chất từ từ phát triển. Do đó, việc xuất hiện tiêu chảy với tất cả những hậu quả nghiêm trọng như chậm tăng trưởng và giảm năng suất (Flis, Sobotka và cộng sự 2017) là không ngoài dự đoán. Bên cạnh việc sử dụng các chất phụ gia thức ăn như một số axit hoặc enzyme nhất định, việc sử dụng chất xơ không hòa tan đã được chứng minh là có hiệu quả.
Molist, Van Oostrum và cộng sự (2014), nêu rõ trong bài đánh giá tổng quan của họ rằng sử dụng nguồn xơ không tan ở liều lượng vừa phải gây tác dụng tích cực trong cải thiện sức khỏe đường ruột heo trong hai tuần đầu sau khi cai sữa. Trong khi heo trưởng thành và heo con không thể tiêu hóa trực tiếp Lignocellulose do khả năng sản xuất enzyme cellulase bị hạn chế, thì một số vi khuẩn nhất định trong ruột của chúng có thể phân hủy một số thành phần của Lignocellulose thành axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Khẩu phần có chứa xơ không tan như Lignocellulose cải thiện cân bằng tối ưu hệ vi sinh đường ruột và do đó dẫn đến sự gia tăng SCFA và đồng thời giảm độ pH ở đại tràng (Glitsø, Brunsgaard và cộng sự 2007, Flis, Sobotka và cộng sự 2017).
Các SCFA*, đặc biệt là butyrate, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột (Herrmann, Hermes et al. 2011), và vì thế, chúng được đặc biệt sử dụng cho việc ngăn ngừa các rối loạn và bệnh đường ruột. Silva-Guillen, Almeida và cộng sự (2022) đã chứng minh sự suy giảm mức độ bậc hai của lượng hại khuẩn Clostridium perfringens bằng cách tăng Lignocellulose trong khẩu phần của heo con cai sữa sớm. Độ pH đại tràng giảm cũng đảm bảo khả năng khắc chế của hại khuẩn (Haenen, Zhang và cộng sự 2013). Do đó, việc sử dụng xơ không tan như Lignocellulose giúp cải thiện độ đặc của phân và giảm tiêu chảy sau cai sữa (Flis, Sobotka và cộng sự 2017). Flis, Sobotka và cộng sự (2017) khuyến nghị mức 1,5-2% Lignocellulose trong khẩu phần của heo con cai sữa cho thúc đẩy sự phát triển sức khỏe đường ruột và cải thiện năng suất tăng trưởng. Silva-Guillen, Almeida và cộng sự (2022) khuyến nghị mức chẵn lên tới 3%.
Ảnh hưởng của Lignocellulose đến lợn vỗ béo
Mục đích của việc vỗ béo heo là tạo ra những con heo cho nhiều thịt và có tỷ lệ phần thịt giá trị cao. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được đối với heo có mức tăng trọng hàng ngày cao và thể trạng sức khỏe ổn định. Trên thực tế, những lo ngại về việc sử dụng tỷ lệ xơ cao sẽ làm loãng mật độ năng lượng và dẫn đến năng suất kém hiệu quả là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, với điều kiện thực hiện khẩu phần cân bằng và tuân thủ các mức độ được khuyến nghị. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, năng suất không bị ảnh hưởng khi bổ sung Lignocellulose vào khẩu phần heo (Pichler, Hemetsberger và cộng sự 2022, Silva-Guillen, Almeida và cộng sự 2022). Hơn nữa, việc đưa Lignocellulose vào khẩu phần vỗ béo của heo có thể cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn bằng cách giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng. Mặc dù, heo không thể tiêu hóa trực tiếp Lignocellulose nhưng SCFA do hệ vi sinh vật tạo ra có thể đóng vai trò là nguồn năng lượng cho heo. Herrmann, Hermes và cộng sự (2011) mô tả rằng SCFA cũng cần thiết như một nguồn năng lượng cho gan và các mô khác. Sự hấp thụ của SCFA tăng theo độ tuổi (Saliu và Zentek 2023). Kroismayr và Roberts (2009) khuyến nghị mức 1-1,5% Lignocellulosetrong khẩu phần cho heo vỗ béo.
Kết luận
Có thể nói, đối với heo nái sinh sản, heo vỗ béo và heo con cai sữa, việc bổ sung chất xơ ăn kiêng có nhiều tác dụng có lợi khác nhau đối với sức khỏe đường ruột, độ bão hòa, sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA) và pH đại tràng. Lignocellulose hoạt động như một prebiotic (với vai trò làm thức ăn cho lợi khuẩn, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột. Việc kết hợp Lignocellulose trong thức ăn cho heo có thể góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột, tối ưu hóa hấp thụ dinh dưỡng và thực hành chăn nuôi bền vững hơn. Lignocellulose có thể được chiết xuất từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp hoặc cây trồng chuyên dụng, khiến chúng trở thành nguyên liệu thức ăn bền vững và đầy tiềm năng, giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn thức ăn thông dụng như ngũ cốc.
___________________
Chú thích:
– MMA (mastitis – metritis – agalactiae): Hội Chứng viêm vú – viêm tử cung – agalactiae.
– SCFA (Short-chain fatty acid): Axit béo chuỗi ngắn.
- nutrispices li>
- lignocellulose li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất