(Chăn nuôi Việt Nam) – Qua thời gian nuôi trên bốn tháng chị Oanh thấy, kỹ thuật nuôi gà sao cũng đơn giản và dễ nuôi như các loại gà thông thường.
Một góc trang trại nuôi gà sao của gia đình chị Oanh
Chị Nguyễn Thị Oanh ở thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cho biết, được sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí của Trạm Khuyến nông huyện Vị Xuyên, chị đã về tỉnh Bắc Giang mua 500 con gà sao giống về nuôi.
Qua hướng dẫn về kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao, chị đã nắm được thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc, ngô hạt và các loại thức ăn xanh như rau và các loại cỏ…
Trước khi bắt tay vào nuôi, chị Oanh đã tiến hành trồng 1.000 m2 cỏ VA06 và rau muống để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gà. Đối với nhiều người dân, gà sao là giống gà còn khá xa lạ, chúng có tiếng kêu như chim trời và bay rất khỏe nên ban đầu họ còn rất hoài nghi về hiệu quả của mô hình nuôi gà sao của chị Oanh.
Qua thời gian nuôi trên bốn tháng chị thấy, kỹ thuật nuôi gà sao cũng đơn giản và dễ nuôi như các loại gà thông thường. Thức ăn của chúng ngoài ngô, lúa, rau cỏ chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Gà sao có sức chống chịu khá cao đối với các loại dịch bệnh thông thường trên gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được trên 400 con gà sao, số còn lại được giữ lại làm giống cho lứa sau.
Theo hạch toán của chị Oanh, sau bốn tháng nuôi gà sao, trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,7-2 kg, với giá bán bình quân 100 nghìn đồng/kg thì tổng số tiền đạt trên 80 triệu đồng, trừ chi phí giống và thức ăn còn lãi khoảng 50 triệu. Trong khi đó chị còn giữ lại 40 con gà sao để làm giống.
Phạm Văn Phú
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất