[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội thảo với chủ đề “Giảm tỉ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn: Một tác động, đa lợi ích” được tổ chức ngày 31/10/2024 tại tầng 4, Tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (Lô D20, ngõ 19, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội).
Hội thảo được tổ chức bởi Đặc san Chăn nuôi Việt Nam (Tạp chí KHKT Chăn nuôi); Hội Chăn nuôi Việt Nam là đơn vị bảo trợ; Công ty CJ BIO là nhà tài trợ chính. Các nhà đồng tài trợ: Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu, Công ty HANVET, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật (Viet Nhat Group).
Hội thảo được tổ chức với 2 hình thức là Trực tiếp và trực tuyến trên fanpage của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam (https://www.facebook.com/tapchichannuoi)
Đối tượng tham dự: Đại diện Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học, doanh nghiệp và đặc biệt số lượng đông đảo nhất là các trang trại, hộ chăn nuôi lợn đến từ các tỉnh/thành như Thái Nguyên, , một số cơ quan báo chí, Hội/Hiệp hội về chăn nuôi… Số lượng: 100 người.
Theo đó, Tính thời thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng đàn lợn của nước ta là 25,549 triệu con, đàn nái 3,0 triệu con (Tổng cục Thống kê). Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt. Mỗi năm, có khoảng 11 triệu tấn thức ăn dành cho lợn được sản xuất, chiếm khoảng 56% cơ cấu ngành thức ăn chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65-70% chi phí trong chăn nuôi lợn. Một trong những bài toán nan giải chăn nuôi lợn hiện nay, là không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi với một chi phí tối ưu nhất, mà còn phải thân thiện với môi trường. Protein thô là nguyên liệu có chi phí cao thứ hai trong công thức thức ăn cho lợn. Việc giảm bớt hàm lượng protein thô trong thức ăn chăn nuôi lợn không chỉ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường mà còn cải thiện phúc lợi cũng như sức khỏe vật nuôi.
Với mục đích thông tin về hình hình chăn nuôi lợn, hiện trạng sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn, sự cần thiết phải sử dụng khẩu phần thức ăn giảm protein thô; được sự đồng ý của Hội Chăn nuôi Việt Nam và các nhà tài trợ, Tạp chí KHKT Chăn nuôi (Đặc san Chăn nuôi Việt Nam) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Giảm protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn: Một tác động, đa lợi ích”.
Chia sẻ thông tin về: 1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam (sự thay đổi về tổng đàn, cơ cấu, thị trường, dịch bệnh, xu hướng…) tại Việt Nam; 2.Thị trường thức ăn chăn nuôi cho lợn hiện nay; 3. Sự cần thiết phải sử dụng khẩu phần giảm đạm thô trong chăn nuôi lợn và xu hướng trong tương lai; 4. Các sản phẩm, dịch vụ để giảm phát thải carbon trong chăn nuôi lợn ra môi trường; 5. Khôi phục chăn nuôi lợn sau bão, lũ, lụt…
Hội thảo cũng là cơ hội để các nhà quản lý, Hội/Hiệp hội, doanh nghiệp, nhà chăn nuôi trao đổi, giao lưu các vấn đề nóng bỏng của ngành chăn nuôi lợn hiện nay…
Nội dung chương trình hội thảo như sau:
STT |
Nội dung
|
Thời gian
|
Người trình bày |
0 |
Đón tiếp đại biểu |
8h00-8h30 |
Ban tổ chức |
1 |
Giới thiệu đại biểu, tuyên bố lí do |
8h30p-8h35p |
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Tổng biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi |
2 |
Tổng quan về khí phát thải trong chăn nuôi và chăn nuôi lợn ở Việt Nam đến năm 2030’.
|
8h36-9h10p |
TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam |
3 |
Thực trạng sản xuất thức ăn và giải pháp giảm phát thải trong chăn nuôi lợn |
9h119h40-p |
TS Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam |
3 |
Giảm tỉ lệ protein thô trong trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn |
9h40-10h40 |
TS Kim Jae Cheol – Giám đốc Trung tâm giải pháp kỹ thuật khu vực châu Á Thái Bình Dương CJ BIO TS Nguyễn Đình Hải, Quản lý Kỹ thuật CJ BIO phiên dịch |
4 |
Giải lao |
10h40-10h55 |
Giải lao và chụp ảnh lưu niệm |
5 |
Sử dụng Probiotic bổ sung thức ăn chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường |
10h55-11h15 |
ThS Lê Thị Mến, Công ty HANVET |
6 |
Tọa đàm, trao đổi thảo luận |
11h15-11h55 |
Các đại biểu của Hội Chăn nuôi Việt Nam và các doanh nghiệp |
7 |
Kết luận hội thả0 |
11h55-12h00 |
TS. Nguyễn Ngọc Sơn |
7 |
Ăn trưa |
12h00-13h00 |
Tất cả các đại biểu |
Ban tổ chức
Mọi thông tin, xin liên hệ Ms Ngân, Thư ký hội thảo, số điện thoại 0932 356 521; email: [email protected]
Link fanpage Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam để theo dõi trực tuyến: https://www.facebook.com/tapchichannuoi
- hội chăn nuôi việt nam li>
- hội thảo li>
- CJ BIO li>
- Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất