[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đợt hạn, mặn đầu năm 2016, chăn nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. Do vậy năm nay chúng ta cần quan tâm đúng mức và tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản xuất của ngành. Đó cũng là cách để ngành chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Lựa chọn giống vật nuôi phù hợp là một trong những cách để chăn nuôi thích ứng với BĐKH
Chăn nuôi chật vật vì hạn, mặn!
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, 6 tháng đầu năm 2016 thiên tai đã làm chết hơn 44.000 con gia cầm và gần 20.000 con gia súc của người chăn nuôi trên cả nước.
Các tỉnh Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng nhất 20 năm qua đã khiến cây cỏ chết khô. Đàn bò hàng nghìn con không có thức ăn nên nhiều con chỉ còn da bọc xương vì chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt.
Tại Duyên hải Nam Trung Bộ, theo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, do thiếu thức ăn, nước uống, 6 tháng đầu năm 2016 ở Ninh Thuận có trên 2.000 con gia súc bị chết, ước thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Không chỉ bị thiệt hại do hạn hán, người chăn nuôi còn đang đối mặt với khó khăn kép khi giá gia súc ngày càng tuột dốc.
Tại 3 tỉnh có số lượng trâu, bò cao nhất khu vực là Vĩnh Long, Trà Vinh và An Giang, giá rơm được bán ra với mức 15.000 – 20.000 đồng/ công, cao hơn gấp 3 – 4 lần so với trước đây. Thậm chí, ở những ruộng lúa gần đường quốc lộ, giá rơm được bán ra với giá 30.000 đồng/ công. Ngoài việc dùng làm thức ăn cho trâu, bò, rơm còn được dùng để ủ nấm càng khiến giá rơm thêm “sốt”. Thiếu thức ăn, người dân phải cố gắng kiếm lá cây, thân cây ngô, trái cây hư hỏng… đem về cho bò ăn độn để đỡ tốn chi phí. Tháng 5/2016, giá bò ở địa phương cũng giảm từ 5 – 7 triệu đồng/con so với mấy tháng trước. Theo đó, bò từ 5 đến 6 tháng tuổi giá từ 17 đến 18 triệu đồng/con đã giảm xuống chỉ còn khoảng 12 triệu đồng/con.
Riêng tỉnh Bến Tre có 100% số xã (164 xã) bị nước mặn xâm nhập, độ mặn đo được từ 0,3 – 0,5 phần ngàn. Chăn nuôi bị thiệt hại, vùng chăn nuôi bò huyện Ba Tri bị ảnh hưởng nhiều nhất, bò uống phải nước mặn đã bị tiêu chảy, nhiều hộ chăn nuôi lớn đã phải mua máy xử lý nước mặn thành nước ngọt cho gia súc uống.
Quan tâm chăn nuôi trong bối cảnh hạn, mặn
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định, trong thời gian qua chăn nuôi ở ĐBSCL chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng tạo điều kiện phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng. Đặc biệt trong tình hình người nuôi tôm ở 8 tỉnh ven biển bị thất mùa vừa qua, việc phát triển chăn nuôi, bên cạnh những vật nuôi truyền thống bản địa các địa phương cần xác định, chọn lựa vật nuôi mới thích nghi, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặt nền móng phát triển chăn nuôi theo hướng biến những tác động bất lợi thành lợi thế, đồng thời có thể bù đắp những thiệt hại vừa qua và tạo nguồn thu nhập mới cho nông hộ.
Theo ông Hoàng Thanh Vân, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có cơ cấu vật nuôi rất đa dạng và thời gian gần đây có sự tăng trưởng đáng kể. Đây là khu vực có lợi thế chăn nuôi vật nuôi chịu hạn, ít cần nước như cừu, đà điểu, ong mật, tằm, các sản phẩm chăn nuôi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm tương ứng của ngành chăn nuôi cả nước.
Ông Đoàn Đức Vũ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học chăn nuôi (Phân viện chăn nuôi Nam Bộ) cho biết, ngoài bất lợi về điều kiện thời tiết khô hạn nắng nóng quanh năm, vùng Nam Trung bộ cũng có những điểm thuận lợi để chăn nuôi bò thịt, dê và cừu bởi đây là ngành sản xuất truyền thống của nhiều hộ nông dân, nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có dù điều kiện khô hạn, vị trí địa lý sát biển giúp vật nuôi nhận được nhiều khoáng chất nên phát triển tốt hơn những nơi khác,…
Những giải pháp ban đầu
Viện Chăn nuôi đã có những đề xuất đối với công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để duy trì và phát triển chăn nuôi bò thịt, dê và cừu trong điều kiện hạn hán vùng Nam Trung bộ.
Điển hình là nghiên cứu quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước bằng cách sử dụng đệm lót sinh học để không xịt rửa chuồng trại, nghiên cứu một số giống cỏ, cây thức ăn chịu hạn theo phương pháp truyền thống, nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế chuyển đổi trồng bắp, mía từ mục đích lương thực, thực phẩm sang làm thức ăn cho gia súc nhai lại…
Còn đối với các tỉnh ĐBSCL, Cục Thú y cung cấp thông tin, bắt đầu chú trọng tìm vật nuôi có khả năng nâng cao giá trị kinh tế, tăng sản lượng xuất khẩu sang các nước EU, châu Mỹ như: Nuôi chim yến, mật ong, trứng gia cầm. Hiện nay, trứng vịt muối xuất khẩu trên 20 triệu quả trứng/năm và trong 3 tháng đầu năm 2016 đã xuất khẩu trên 7 triệu quả trứng. Trong khi đó, thị trường trứng cút xuất sang Nhật Bản, Singapore và các nước EU đang mở cửa. Do đó cần có thêm công trình nghiên cứu giống vật nuôi thích ứng vùng ngập mặn, cho năng suất cao, chất lượng, có triển vọng xuất khẩu.
Phó Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam Bộ, Ông Nguyễn Hữu Tỉnh, giới thiệu một số giống vật nuôi triển vọng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng bị xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Giống vịt biển từ năm 2014 – 2015 đã đưa 300 con ra Trường Sa nuôi thử nghiệm, có khả năng thích nghi nước biển, lợ, ngọt và nuôi trên cạn. Đây là vật nuôi mới, năng suất trứng khá cao, khoảng 200 – 210 trứng/mái/năm. Nuôi sau 21 tuần tuổi vịt vào đẻ đạt 2,7 kg/con.
Viện Chăn nuôi đã tạo ra quần thể hàng ngàn con vịt mái. Bên cạnh đó giống vịt Hòa Lan siêu trứng 220 – 230 trứng/năm, trứng to; vịt Hòa Lan chuyên dụng thịt nuôi sau 7 tuần tuổi đạt 3,2 kg/con, có khả năng phát triển thích nghi vùng nước lợ ven biển và chạy đồng. Thực tế trong năm qua, giống vịt biển được nuôi thử nghiệm ở Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang cho thấy khả năng thích nghi vùng hạn, mặn.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám lưu ý: Phát triển chăn nuôi ở ĐBSCL cần xem là một lợi thế, rất cần thiết. Đặc biệt ở vùng ven biển dù điều kiện hạn, mặn, các địa phương hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế, không bế tắc. Do đó, trong định hướng phát triển cần thay đổi nhận thức, đề xuất quy hoạch chăn nuôi vào các đề án tái cơ cấu sản xuất…
Các giải pháp phát triển chăn nuôi trong điều kiện xâm nhập mặn, hạn ở các tỉnh ĐBSCL cần triển khai ngay là: Xây dựng quy hoạch chăn nuôi cho vùng ĐBSCL trong điều kiện hạn mặn; Cục Chăn nuôi, Vụ Khoa học, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cần điều chỉnh ngay ngân sách tập trung cho việc ứng phó với hạn, mặn trong chăn nuôi vùng ĐBSCL; Chuyển giao nhanh giống vịt biển cho 8 tỉnh giáp biển; Ngoài giống vịt biển, giống dê và thỏ cũng là hai giống vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện hạn mặn vùng ĐBSCL. Riêng chim yến và ong thì tùy từng địa phương mà quy hoạch phát triển cho phù hợp,…
Cục Chăn nuôi và các địa phương trong vùng ĐBSCL phối hợp lập lập quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn. “Các lĩnh vực khác như thủy sản, lúa gạo, thủy lợi…, tất cả đều có quy hoạch hết rồi. Riêng chăn nuôi là chưa có quy hoạch, cho nên phải lập quy hoạch để xác định được tiềm năng, lợi thế và các giải pháp để phát triển”, ông Tám cho biết.
Tuy nhiên trước khi lập quy hoạch, các địa phương cần xác định đối tượng nào có lợi thế về thị trường tiêu thụ, có khả năng thích ứng và phát triển trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn.
Các Sở NN&PTNT ở các khu vực trên cần tham mưu cho UBND tỉnh nắm rõ tình hình hiện trạng chăn nuôi trong điều kiện hiện nay, nắm bắt hoàn cảnh các hộ dân trong vùng khô hạn ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào, cán bộ tham mưu phải trực tiếp xuống tận nơi để có báo cáo chi tiết. Giao Cục Chăn nuôi triển khai tham mưu cho Bộ đề án đánh giá đầy đủ hiện trạng dự báo các vật nuôi trong điều kiện nắng nóng, quy hoạch và đưa ra giải pháp tổng thể.
Nguyễn Huệ
Theo Cục Chăn nuôi đến tháng 6/2016 đàn bò thịt ở ĐBSCL có trên 690.000 con, chiếm 12,84%; đàn bò sữa có 27.800 con, chiếm 8,56% cả nước. Đàn trâu trong vùng hiện có 34.000 con, chiếm 13,5% so đàn trâu cả nước.
Chăn nuôi lợn trong vùng có gần 3,6 triệu con, đứng thứ 4 và chiếm 12,9% tổng đàn lợn cả nước. Sản lượng thịt lợn tăng 2,93% do năng suất tăng, dịch bệnh không xảy ra nhiều.
Đàn vịt hơn 25,7 triệu con, riêng nuôi vịt chạy đồng đẻ trứng 9,2 triệu con, chiếm hơn 39% đàn vịt đẻ cả nước và đứng đầu cả nước về sản lượng 1,33 tỷ quả trứng.
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- biến đổi khí hậu li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất