Thị trường thịt thế giới
Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo triển vọng nông nghiệp EU mới nhất, theo đó tiêu thụ thịt lợn ở EU dự kiến sẽ giảm 0,4% mỗi năm, xuống còn 30 kg/người vào năm 2035, do đang bị thách thức bởi những lo ngại về tính bền vững.
Mặc dù xuất khẩu thịt lợn của EU đã tăng trong thời gian trước, tuy nhiên dự kiến sẽ giảm ở mức trung bình 338.000 tấn trong giai đoạn từ 2022/24 đến năm 2035 do sản lượng thịt lợn ở các nước châu Á phục hồi. Tính từ năm 2024, khối lượng xuất khẩu của EU được dự báo sẽ duy trì gần như ổn định cho đến năm 2035. Giá thịt lợn có thể vẫn duy trì ở mức cao hơn so với mức trước đây do chi phí tăng và nguồn cung của EU giảm.
Các loại thịt khác Sản lượng thịt bò EU được dự báo sẽ giảm do các lo ngại về tính bền vững, lợi nhuận thấp, và khung pháp lý nghiêm ngặt hơn. Tương tự, tiêu thụ thịt bò cũng được dự kiến sẽ giảm do nguồn cung khan hiếm và giá cao. Thịt gia cầm có thể tiếp tục hưởng lợi nhờ hình ảnh lành mạnh hơn và giá cả tương đối rẻ hơn. Cùng với các cơ hội xuất khẩu mở rộng, điều này sẽ thúc đẩy sản lượng gia cầm tăng từ nay đến năm 2035, mặc dù với tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp hơn so với thập kỷ trước. Dự kiến sản lượng thịt cừu và thịt dê sẽ tiếp tục giảm (mặc dù có xu hướng khác nhau giữa các nước EU). Dự kiến mức tiêu thụ bình quân thịt tại EU sẽ vẫn tương đối ổn định do các mô hình tiêu thụ bền vững liên quan đến truyền thống văn hóa.
Thị trường trong nước
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành chăn nuôi lợn của nước ta, khi các tiến bộ công nghệ và quản lý hiện đại đang tạo ra những thay đổi tích cực và đầy hứa hẹn. Trước những thách thức về dịch bệnh, biến động thị trường và áp lực môi trường, ngành chăn nuôi lợn đã chứng kiến sự gia tăng của các mô hình chăn nuôi bền vững, áp dụng công nghệ cao và chiến lược kinh doanh thông minh. Những cải tiến này không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng thịt lợn, mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện phúc lợi động vật.
Do đó, thị trường tiêu thụ thịt lợn đang ngày càng mở rộng, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á, nơi thịt lợn là một phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày. Sự gia tăng thu nhập và nhận thức về dinh dưỡng đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn chất lượng cao. Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn cũng đang nắm bắt cơ hội này để phát triển các sản phẩm thịt lợn hữu cơ và các sản phẩm chế biến sẵn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đồng thời, việc mở rộng hợp tác quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, giúp nâng cao giá trị và tăng trưởng bền vững cho ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Trong tháng 12/2024, giá lợn hơi trên cả nước tăng so với tháng trước, giá khảo sát ở các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 63.000- 69.000 đồng/kg. Cụ thể:
Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 63.000 – 69.000 đồng/kg, những ngày đầu tháng 11 giá giảm 1.000 đồng/kg, đến giữa tháng ổn định, rồi tăng 1.000 đồng/ kg, những ngày cuối tháng tiếp tục tăng từ 2.000 -6.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.
Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên dao động trong khoảng 63.000 – 68.000 đồng/kg, trong những ngày đầu tháng giá lợn hơi tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, đến giữa tháng tăng từ 2.000 – 5.000 đồng/kg, đến gần cuối tháng tiếp tục tăng 6.000-7.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.
Giá lợn hơi tại khu vực miền Nam dao động trong khoảng 64.000-68.000 đồng/ kg, những ngày đầu tháng giá lợn hơi tăng 2.000 đồng/kg, sau đó tiếp tục tăng 1.000- 3.000 đồng/kg so với những ngày giữa tháng trước, đến những ngày cuối tháng tăng từ 4.000-5.000 đồng/kg so với những ngày cuối tháng 11/2024.
Tình hình xuất, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam
+ Xuất khẩu:
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 20,9 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 97,52 triệu USD, tăng 3,1% về lượng, nhưng giảm 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong 11 tháng năm 2024, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu tới thêm 2 thị trường, nâng tổng số 37 thị trường xuất khẩu.
Trong đó, Hồng Công vẫn là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam, chiếm 48,33% về lượng và chiếm 60,94% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của nước ta, đạt 10,1 nghìn tấn, trị giá 59,43 triệu USD, tăng 14,9% về lượng và tăng 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Sản phẩm thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Công chủ yếu vẫn là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh. Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt tới một số thị trường đạt mức tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023 như: Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Lào, Xin-ga-po. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng giảm cả về lượng và trị giá tới một số thị trường như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan…
Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam chủ yếu gồm các chủng loại như: thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm 41,1% về lượng và chiếm 54,2% về trị giá; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm 32,5% về lượng và chiếm 24,6% về trị giá; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm 23,8% về lượng và chiếm 19,4% về trị giá; Các chủng loại khác chiếm 2,6% về lượng.
+ Nhập khẩu:
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 782,25 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,58 tỷ USD, tăng 13,2% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với 11 tháng năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 22,39% trong tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu vào nước ta, với 175,16 nghìn tấn, trị giá 581,09 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 23,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ nhiều thị trường tiếp tục tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023 như: Úc, Ca-na-đa, Ba Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Ác-hen-ti-na, Hồng Công, I-ran, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Bỉ, Niu-Di-Lân, Pháp, UAE, Trung Quốc… Tuy nhiên, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam vẫn giảm từ một số thị trường lớn như: Nga, Bra-xin, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch.
Trong 11 tháng năm 2024, các chủng loại thịt Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gồm: thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Lượng nhập khẩu các chủng loại đều tăng, trừ thịt lợn tươi ướp lạnh giảm cả về lượng và trị giá so với 11 tháng năm 2023.
Nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2024 đạt 100,4 nghìn tấn, trị giá 227,38 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá trung bình nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh về Việt Nam ở mức 2.258 USD/tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023. 11 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ hơn 40 thị trường trên thế giới, trong đó Bra-xin chiếm 37,76% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam; tiếp đến là nhập khẩu từ Nga chiếm 30,64%; Ca-na-đa chiếm 6,4%, Đức chiếm 6,35%, Hà Lan chiếm 4,78%, các thị trường khác chiếm 14,06%.
Nguồn: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN (Bộ Công thương)
- xuất khẩu thịt li>
- nhập khẩu thịt li>
- bản tin thị trường thịt li> ul>
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất