[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau cơn nhiệt thành ủng hộ thịt heo tập thể, giá gà ở Đồng Nai đang trở lại quỹ đạo riêng. Con gà không cần “giải cứu” như con heo. Song, nó cần những giải pháp cấp thời để tiến tới kế hoạch dài hơi.
Sự tác động từ cuộc giải cứu heo mà Đồng Nai phát động đã gây ra nhiều hiệu ứng, trong đó có việc tác động tới giá gia cầm. Nhưng sự ảnh hưởng vừa qua chỉ mang tính cục bộ ở thời điểm ngắn hạn.
Con gà nằm ngoài quỹ đạo giải cứu heo
Tại vùng chăn nuôi gà ở huyện Long Thành, nông dân Trần Kiếm Phi kể khi giá heo hơi chạm đáy, 100.000 đồng mua được 3 – 4 kg thịt thì người ta ăn thịt heo chứ mua gà làm gì cho tốn công vặt lông. Nhiều lúc ế, thịt nạc đùi chỉ còn 20.000 đồng/kg, các mặt hàng tiêu dùng khác cũng buộc phải giảm theo mới bán được.
“Nhưng ăn thịt heo để ủng hộ chừng vài ngày cũng phải ngán thôi. Các trại chăn nuôi gà đang rục rịch tái đàn trở lại”, ông Phi nói.
Theo ông này, hiện giá gà ta nuôi cám công nghiệp vẫn dao động ở mức 40.000 – 41.000 đồng/kg; giống gà Bình Định 45.000 – 47.000 đồng/kg với con trống, gà mái thì hơn 10 giá…Tức là không biến thiên nhiều so thời điểm khủng hoảng hồi tháng 2 do lượng thịt gà nhập khẩu ồ ạt.
Đàn gà ở Đồng Nai đang có dấu hiệu phục hồi trở lại
Ông Trần Anh Tùng, cán bộ Hội nông dân xã Bình Sơn (huyện Long Thành) cho rằng, giá gia cầm và các mặt hàng nông sản có bị kéo giảm do tác động chung từ giá thịt heo xuống quá thấp và hưởng ứng lời kêu gọi chung tay trên cả nước. Song, sự tác động là có nhưng chỉ mang tính cục bộ, không đáng kể.
Tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), nông dân Trần Hữu Trung thì kể nhiều người đang tăng nuôi gà, vịt trở lại khi chuồng heo trống do thực hiện giảm đàn. Nhưng vấn đề đáng ngại là trong cơn chao đảo giá heo, gà; người nuôi thấy cái nào có lợi thì tập trung làm theo. Việc tăng đàn nếu lại tự phát, không theo quy hoạch thì vòng xoáy cung vượt cầu mới sẽ lại xuất hiện nếu không kiểm soát tốt số lượng.
Lấy ví dụ từ phong trào nuôi vịt đang có chiều hướng gia tăng, ông này phân tích, trừ chi phí tiền giống 15.000 đồng/con, thức ăn 25.000 đồng/kg, cộng 10.000 đồng chi phí vắcxin; nuôi chừng 8 tuần với tổng chi phí 100.000 đồng, vịt có thể đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg để xuất bán. Với giá bán hiện nay 37.000 – 38.000 đồng/kg vịt hơi (hơn 110.000đồng/con), người nuôi vẫn có lời khoảng 10.000 đồng/con vịt.
Trừ thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại, trong cùng chu kỳ 6 tháng của 1 lứa heo có thể nuôi 2,5 – 3 lứa vịt. Trên cùng diện tích, 3 lứa vịt có thể kiếm lời ngang bằng thời điểm giá heo thời vàng son 50.000đồng/kg.
Với máng ăn, nước uống tự động; cám công công nghiệp có sữa, chưa bao giờ chăn nuôi dễ như bây giờ. Công nhân, viên chức vẫn đi làm, vẫn sản xuất chăn nuôi như thường. “Giá trứng gà đang giảm cũng do đi theo con đường cung vượt cầu của thịt heo và sản phẩm gia cầm vừa qua”, ông Trung giải thích.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Phương, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thống Nhất: Sau “giải cứu”, giá gà đang ổn định và nhiều hộ dân đã tái đàn trở lại. “Chính quyền địa phương đang khuyến cáo không phát triển chăn nuôi ồ ạt, đồng thời vận động người dân tích cực phòng chống dịch, đặc biệt mùa mưa bắt đầu. Còn giá cả thì vẫn cứ phải để thị trường quyết định”, bà Phương nói.
Cần tăng cường kiểm soát
Đánh giá lại tác động của các giải pháp hỗ trợ vừa qua, trong buổi tọa đàm bàn giải pháp cho ngành chăn nuôi Đồng Nai, TS. Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ thẳng thắn cho rằng: Các giải pháp giải cứu nông sản hiện nay đang can thiệp thô bạo vào thị trường. Cách làm này khiến việc giải cứu sẽ còn tiếp diễn dẫn đến diễn biến xấu cho thị trường.
“Phải thay đổi từ ý thức sản xuất của nông dân về việc tham gia chuỗi, sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Để làm tốt yêu cầu này phải có vai trò của các hiệp hội”, ông Tỉnh nhấn mạnh
Để chăn nuôi phát triển bền vững phải gắn với quy hoạch tổng đàn và kế hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung
Song song đó, Nhà nước cần có giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại; quản lý tốt giá cả vật tư đầu vào, có giải pháp giảm mức chênh lệch lớn giữa giá thu mua gà, heo hơi cho dân và giá bán ra cho người tiêu dùng.
Tán thành quan điểm này, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai giải thích: Đồng Nai có một lực lượng chăn nuôi tập trung, nhiều kinh nghiệm. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp cũng phải cạnh tranh nhau gay gắt, lấy công làm lời. Đợt giá gà giảm mạnh, ngoài việc cung vượt cầu còn bị ảnh hưởng của gà nhập khẩu.
“Gà Việt Nam mua 1 USD/1kg mà đùi gà nhập khẩu về bán 3 cent/kg (hơn 6.000đồng/kg). Gà gì mà lại có giá đó? Điều vô lí là giá ở trại thì thấp mà giá tiêu dùng thì cao. Vấn đề lưu thông của chúng ta có vấn đề”, ông Quyết khẳng định.
Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng thừa nhận việc tăng cường tiêu thụ thịt lợn thì lượng tiêu thụ thịt gà cũng sẽ giảm đi. đầu ra sản phẩm gia cầm bị ảnh hưởng. Từ đó khiến giá trứng gia cầm giảm theo. Thêm nữa, thời điểm mùa hè, nhu cầu hải sản, rau quả tăng, nhu cầu tiêu thụ thịt nói chung vào có xu hướng giảm nên việc giá gà giảm cũng là điều dễ hiểu. Khi bước sang mùa thu, mùa đông, giá gà và trứng sẽ bắt đầu tăng trở lại.
Đây thực chất là vấn đề cung cầu. Tiêu thụ gà khác với lợn ở cả mức độ sản xuất, thời gian nuôi, trọng lượng vật nuôi và chi phí thức ăn. Vấn đề bảo quản cấp đông cũng khó khăn hơn gà rất nhiều. Nếu gà dư thừa, chỉ cần ngừng hoặc giảm cường độ ấp nở trứng phù hợp là có thể điều chỉnh được ngay.
Với tư cách là Phó Chủ tịch vừa là chủ trại nuôi, ông Quyết khẳng định: Con gia cầm ở Đồng Nai hiện đang rất ổn định. Ít nhất là đối với con gà trắng. “Nguyên nhân thì ai cũng biết rồi, giải pháp dài hơi thì bàn nhiều rồi. Nhưng nông sản bán không được mà cứ nhập hàng nước ngoài vào thì cứu sao được mà cứu. Lâu nay chúng ta cứ nói thành lập chuỗi, nhưng nói nhiều mà chưa làm được bao nhiêu”.
Khánh Chương
- chăn nuôi gia cầm li>
- gà Đồng Nai li>
- giả cứu gà li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất