Con gà ở Đồng Nai không cần giải cứu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Con gà ở Đồng Nai không cần giải cứu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau cơn nhiệt thành ủng hộ thịt heo tập thể, giá gà ở Đồng Nai đang trở lại quỹ đạo riêng. Con gà không cần “giải cứu” như con heo. Song, nó cần những giải pháp cấp thời để tiến tới kế hoạch dài hơi.

     

    Sự tác động từ cuộc giải cứu heo mà Đồng Nai phát động đã gây ra nhiều hiệu ứng, trong đó có việc tác động tới giá gia cầm. Nhưng sự ảnh hưởng vừa qua chỉ mang tính cục bộ ở thời điểm ngắn hạn.

     

    Con gà nằm ngoài quỹ đạo giải cứu heo

     

    Tại vùng chăn nuôi gà ở huyện Long Thành, nông dân Trần Kiếm Phi kể khi giá heo hơi chạm đáy, 100.000 đồng mua được 3 – 4 kg thịt thì người ta ăn thịt heo chứ mua gà làm gì cho tốn công vặt lông. Nhiều lúc ế, thịt nạc đùi chỉ còn 20.000 đồng/kg, các mặt hàng tiêu dùng khác cũng buộc phải giảm theo mới bán được.

     

    “Nhưng ăn thịt heo để ủng hộ chừng vài ngày cũng phải ngán thôi. Các trại chăn nuôi gà đang rục rịch tái đàn trở lại”, ông Phi nói.
    Theo ông này, hiện giá gà ta nuôi cám công nghiệp vẫn dao động ở mức 40.000 – 41.000 đồng/kg; giống gà Bình Định 45.000 – 47.000 đồng/kg với con trống, gà mái thì hơn 10 giá…Tức là không biến thiên nhiều so thời điểm khủng hoảng hồi tháng 2 do lượng thịt gà nhập khẩu ồ ạt.

    Con gà ở Đồng Nai không cần giải cứuĐàn gà ở Đồng Nai đang có dấu hiệu phục hồi trở lại

     

    Ông Trần Anh Tùng, cán bộ Hội nông dân xã Bình Sơn (huyện Long Thành) cho rằng, giá gia cầm và các mặt hàng nông sản có bị kéo giảm do tác động chung từ giá thịt heo xuống quá thấp và hưởng ứng lời kêu gọi chung tay trên cả nước. Song, sự tác động là có nhưng chỉ mang tính cục bộ, không đáng kể.

     

    Tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), nông dân Trần Hữu Trung thì kể nhiều người đang tăng nuôi gà, vịt trở lại khi chuồng heo trống do thực hiện giảm đàn. Nhưng vấn đề đáng ngại là trong cơn chao đảo giá heo, gà; người nuôi thấy cái nào có lợi thì tập trung làm theo. Việc tăng đàn nếu lại tự phát, không theo quy hoạch thì vòng xoáy cung vượt cầu mới sẽ lại xuất hiện nếu không kiểm soát tốt số lượng.

     

    Lấy ví dụ từ phong trào nuôi vịt đang có chiều hướng gia tăng, ông này phân tích, trừ chi phí tiền giống 15.000 đồng/con, thức ăn 25.000 đồng/kg, cộng 10.000 đồng chi phí vắcxin; nuôi chừng 8 tuần với tổng chi phí 100.000 đồng, vịt có thể đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg để xuất bán. Với giá bán hiện nay 37.000 – 38.000 đồng/kg vịt hơi (hơn 110.000đồng/con), người nuôi vẫn có lời khoảng 10.000 đồng/con vịt.

     

    Trừ thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại, trong cùng chu kỳ 6 tháng của 1 lứa heo có thể nuôi 2,5 – 3 lứa vịt. Trên cùng diện tích, 3 lứa vịt có thể kiếm lời ngang bằng thời điểm giá heo thời vàng son 50.000đồng/kg.

     

    Với máng ăn, nước uống tự động; cám công công nghiệp có sữa, chưa bao giờ chăn nuôi dễ như bây giờ. Công nhân, viên chức vẫn đi làm, vẫn sản xuất chăn nuôi như thường. “Giá trứng gà đang giảm cũng do đi theo con đường cung vượt cầu của thịt heo và sản phẩm gia cầm vừa qua”, ông Trung giải thích.

     

    Theo bà Nguyễn Thị Vân Phương, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thống Nhất: Sau “giải cứu”, giá gà đang ổn định và nhiều hộ dân đã tái đàn trở lại. “Chính quyền địa phương đang khuyến cáo không phát triển chăn nuôi ồ ạt, đồng thời vận động người dân tích cực phòng chống dịch, đặc biệt mùa mưa bắt đầu. Còn giá cả thì vẫn cứ phải để thị trường quyết định”, bà Phương nói.

     

    Cần tăng cường kiểm soát

     

    Đánh giá lại tác động của các giải pháp hỗ trợ vừa qua, trong buổi tọa đàm bàn giải pháp cho ngành chăn nuôi Đồng Nai, TS. Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ thẳng thắn cho rằng: Các giải pháp giải cứu nông sản hiện nay đang can thiệp thô bạo vào thị trường. Cách làm này khiến việc giải cứu sẽ còn tiếp diễn dẫn đến diễn biến xấu cho thị trường.

     

    “Phải thay đổi từ ý thức sản xuất của nông dân về việc tham gia chuỗi, sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Để làm tốt yêu cầu này phải có vai trò của các hiệp hội”, ông Tỉnh nhấn mạnh

    Con gà ở Đồng Nai không cần giải cứuĐể chăn nuôi phát triển bền vững phải gắn với quy hoạch tổng đàn và kế hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung

     

    Song song đó, Nhà nước cần có giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại; quản lý tốt giá cả vật tư đầu vào, có giải pháp giảm mức chênh lệch lớn giữa giá thu mua gà, heo hơi cho dân và giá bán ra cho người tiêu dùng.

     

    Tán thành quan điểm này, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai giải thích: Đồng Nai có một lực lượng chăn nuôi tập trung, nhiều kinh nghiệm. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp cũng phải cạnh tranh nhau gay gắt, lấy công làm lời. Đợt giá gà giảm mạnh, ngoài việc cung vượt cầu còn bị ảnh hưởng của gà nhập khẩu.

     

    “Gà Việt Nam mua 1 USD/1kg mà đùi gà nhập khẩu về bán 3 cent/kg (hơn 6.000đồng/kg). Gà gì mà lại có giá đó? Điều vô lí là giá ở trại thì thấp mà giá tiêu dùng thì cao. Vấn đề lưu thông của chúng ta có vấn đề”, ông Quyết khẳng định.

     

    Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng thừa nhận việc tăng cường tiêu thụ thịt lợn thì lượng tiêu thụ thịt gà cũng sẽ giảm đi. đầu ra sản phẩm gia cầm bị ảnh hưởng. Từ đó khiến giá trứng gia cầm giảm theo. Thêm nữa, thời điểm mùa hè, nhu cầu hải sản, rau quả tăng, nhu cầu tiêu thụ thịt nói chung vào có xu hướng giảm nên việc giá gà giảm cũng là điều dễ hiểu. Khi bước sang mùa thu, mùa đông, giá gà và trứng sẽ bắt đầu tăng trở lại.

     

    Đây thực chất là vấn đề cung cầu. Tiêu thụ gà khác với lợn ở cả mức độ sản xuất, thời gian nuôi, trọng lượng vật nuôi và chi phí thức ăn. Vấn đề bảo quản cấp đông cũng khó khăn hơn gà rất nhiều. Nếu gà dư thừa, chỉ cần ngừng hoặc giảm cường độ ấp nở trứng phù hợp là có thể điều chỉnh được ngay.

     

    Với tư cách là Phó Chủ tịch vừa là chủ trại nuôi, ông Quyết khẳng định: Con gia cầm ở Đồng Nai hiện đang rất ổn định. Ít nhất là đối với con gà trắng. “Nguyên nhân thì ai cũng biết rồi, giải pháp dài hơi thì bàn nhiều rồi. Nhưng nông sản bán không được mà cứ nhập hàng nước ngoài vào thì cứu sao được mà cứu. Lâu nay chúng ta cứ nói thành lập chuỗi, nhưng nói nhiều mà chưa làm được bao nhiêu”.

    Khánh Chương

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.