Kháng sinh trong chăn nuôi: Tiến tới chấm dứt sử dụng... - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Kháng sinh trong chăn nuôi: Tiến tới chấm dứt sử dụng…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nghị định về quản lý TĂCN, thức ăn thủy sản sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 với quy định cấm sử dụng các chất kháng sinh có chức năng kích thích tăng trưởng trong TĂCN. Vậy, tại sao phải cấm và việc cấm này có ảnh hưởng như thế nào tới nền chăn nuôi?

    Kháng sinh trong chăn nuôi: Tiến tới chấm dứt sử dụng... Việc Việt Nam hạn chế tiến tới cấm sử dụng kháng sinh 2020 được nhiều chuyên gia cho rằng hợp lí

     

    Tiến tới chấm dứt sử dụng kháng sinh

     

    Tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lí sử dụng kháng sinh, phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản do Bộ NN&PTNT phối hợp USAID (Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức chiều 2/8/2017 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương chia sẻ, sau khi ngành chăn nuôi ra quân thanh, kiểm tra xử lý chất cấm đạt được kết quả to lớn, về cơ bản chấm dứt được vấn nạn, giai đoạn tiếp theo chính là quản lý kháng sinh trong chăn nuôi.

     

    “Quản lý kháng sinh cũng quan trọng không kém gì quản lý chất cấm. Bởi đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm chăn nuôi nước ta trong tương lai, bởi một trong những điều kiện vô cùng quan trọng nếu muốn xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi sang các nước phát triển là phải quản lý, kiểm soát được dịch bệnh, kháng sinh.” Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương.

     

    Còn theo TS Phạm Kim Đăng – Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật từ hạn chế tiến tới chấm dứt kháng sinh vào năm 2020. Theo TS Phan Kim Đăng, các nước phát triển, đặc biệt tại châu Âu rất lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tới con người.

     

    Lo ngại đó đã được WHO (2003) chứng minh bằng kết quả của một nghiên cứu tại Đan Mạch cho thấy, nếu dừng sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng sẽ giảm nguy cơ vi sinh vật kháng thuốc. Đặc biệt, Mỹ công bố phát hiện một loại vi khuẩn trên người kháng Colistin, một trong những kháng sinh được cho là mạnh nhất. Do đó, Ngày sức khỏe thế giới năm 2011, Tổ chức WHO đã chọn chủ đề liên quan đến việc dùng kháng sinh.

     

    “Châu Âu chính thức cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN từ tháng 1/2006. Trước khi cấm các danh mục kháng sinh dùng chung cho cả vật nuôi và người, các cơ quan chức năng của châu Âu có lộ trình cảnh báo cũng như đưa ra một số định hướng thay thế kháng sinh để các doanh nghiệp và người chăn nuôi không rơi vào thế bị động. Với nước Mỹ, họ bắt đầu bằng việc có lộ trình giảm dần số loại thuốc kháng sinh rồi tiến tới cấm toàn bộ. Hiện, Mỹ chỉ còn cho sử dụng các loại kháng sinh không thuộc nhóm kháng sinh con người sử dụng. Do đó, việc Việt Nam bắt đầu hạn chế năm 2018 và tiến tới chấm dứt sử dụng kháng sinh vào 2020 theo tôi là thời điểm rất thích hợp.” TS Phan Kim Đăng.

     

    Kháng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam

     

    Theo Cục Thú y, các nghiên cứu gần đây về vi khuẩn kháng thuốc trên động vật và sản phẩm động vật cũng đã được thực hiện trên 202 chủng Campylobacter spp phân lập từ 343 trang trại chăn nuôi heo và gia cầm ở ĐBSCL, ghi nhận tỷ lệ kháng thuốc như sau: 100% kháng Erythromycin; 99% kháng Sulfamethoxazole – Trimethoprim; 92% kháng Nalidixic acid và Ofloxacin và 20,8% kháng Ciprofloxacin. Ngoài ra, trong số 895 chủng Escherichiacoli phân lập được từ 208 trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ ở ĐBSCL cũng cho thấy, tỷ lệ kháng Gentamicin là 20%, kháng Ciprofloxacin là 32,5%. Hiện tượng kháng thuốc Ciprofloxacin chắc chắn liên quan đến việc sử dụng Quinolone tại các trang trại chăn nuôi.

     

    Cũng theo kết quả khảo sát, kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella spp được phân lập từ 318 mẫu thịt heo, gà từ các chợ bán lẻ miền Bắc cho thấy vi khuẩn này kháng Tetracyline là 58,5%; Sulphonamides là 58,1%; Streptomycin là 47,3%; Ampicillin là 39,8%, Chloramphen-icol là 37,3%; Trimethoprim là 34,0% và Nalidixic acid 27,8%. Kết quả nghiên cứu kháng kháng sinh trên thực phẩm thủy sản cũng cho thấy có 18% chủng Escherichiacoli phân lập được từ 60 mẫu tôm từ một chợ ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) có enzyme ESBL, 55% chủng này kháng với nhiều loại thuốc.

     

    Khảo sát trên 208 trang trại chăn nuôi gia cầm tại Tiền Giang cho thấy, lượng kháng sinh sử dụng tính trên đầu gia cầm cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được tại một số nước châu Âu, trong đó có tới 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh.

     

    Trong mỗi chu kỳ nuôi, có tới 72% số trang trại chăn nuôi sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phòng bệnh hoặc kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn cũng bị lạm dụng (286,6 mg/kg lợn hơi), đặc biệt một số loại kháng sinh được cho là quan trọng trong điều trị của ngành y tế cũng được phép dùng cho chăn nuôi. Trong khi đó, nguyên tắc căn bản trong việc sử dụng kháng sinh hiện nay của thế giới, đó là hạn chế tối đa việc sử dụng trên chăn nuôi đối với những kháng sinh đang điều trị hiệu quả cho con người.

     

    Những lo ngại…

     

    Trước thực trạng lo ngại của các chuyên gia, chủ trang trại, đặc biệt là những hộ nuôi lợn về việc cấm sử dụng kháng sinh sẽ dẫn tới khó khăn trong quản lí, kiểm soát dịch bệnh tiêu chảy, từ đó khiến giá thành chăn nuôi tăng cao giảm khả năng canh tranh. Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương trấn an, việc cấm kháng sinh ở đây không phải là cấm hoàn toàn, mà chỉ cấm các loại kháng sinh có chức năng kích thích sinh trưởng vì hiện hàm lượng, công thức dinh dưỡng của TĂCN rất tốt rồi. Người chăn nuôi vẫn hoàn toàn được sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho vật nuôi, nhưng với phương pháp, cách thức an toàn, hiệu quả hơn.

     

    Giá thành chăn nuôi còn liên quan tới con giống, quy trình, thức ăn… nên chỉ riêng việc hạn chế sử dụng kháng không ảnh hướng quá lớn đến giá thành sản phẩm. Trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi là xây dựng quy trình chăn nuôi chuẩn, đặc biệt sớm ban hành dựng Luật Chăn nuôi để giúp ngành chăn nuôi tiến lên tầm cao mới, ông Dương cho biết thêm.

     

    Thực tế tại các nước phát triển đã từng trải qua cho thấy, việc cấm kháng sinh không ảnh hưởng quá lớn tới việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà chủ yếu ảnh hưởng tới giá thành chăn nuôi. Hiện nay, tại Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp đã cung cấp các giải pháp có thể thay thế kháng sinh trong TĂCN như: men vi sinh (probiotic), axit hữu cơ, enzim…

     

    Con người ăn sản phẩm chăn nuôi có tồn dư kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe dù liều lượng rất thấp. Việc phát hiện kháng sinh trong thịt là minh chứng của việc lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp hoặc sử dụng không khoa học kháng sinh trong chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh dẫn tới việc chữa trị bệnh bằng kháng sinh sau này sẽ gặp rất khó khăn.” TS Phạm Kim Đăng.

     

    Bên cạnh các chế tài pháp lý, một việc rất quan trọng là cần nâng cao kiến thức sử dụng kháng sinh cho người chăn nuôi. Ông Đàm Xuân Thành, Cục phó Cục Thú y cho rằng, nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng thì kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, được sử dụng tùy tiện, bừa bãi. Khi đó, những loại kháng sinh đắt tiền cũng sẽ không có hiệu quả. Hơn nữa, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người, tạo thành gánh nặng cho ngành y tế, cho cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

     

    Nguyễn Huân

    Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh với số lượng lớn thịt gia cầm và thịt heo người Việt Nam tiêu dùng hằng ngày thì tồn dư kháng sinh có thể là rủi ro lớn đối với sức khỏe cộng đồng và có tiềm năng trở thành bệnh mới nổi lây truyền sang người hoặc những bệnh mới nổi lây truyền qua thực phẩm.

    1 Comment

    1. Hoàng thị tuyết

      Cho em hỏi các loại kháng sinh không được sử dụng hiện nay trong chăn nuôi thú y là những loại nào ạ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.