Ảnh hưởng đất hiếm đến gà thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ảnh hưởng đất hiếm đến gà thịt

    Trần Thị Bích Ngọc1*, Lại Thị Nhài1 , Cao Đình Thanh2 , Ngô Văn Tuyến2 và Vương Hữu Anh2

    Viện Chăn nuôi 2 Viện Công nghệ Xạ hiếm * Tác giả liên hệ: TS. Trần Thị Bích Ngọc; Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn, Viện Chăn nuôi; Email: bichngocniah75@hotmail.com;

    Ngày nhận bài báo: 30/03/2021- Ngày nhận bài phản biện: 30/04/2021

    Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 04/05/2021

     

    TÓM TẮT

     

     Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm hữu cơ đất hiếm (REE-citrate) trong khẩu phần ăn của gà thịt đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng, tỷ lệ sống và tỷ lệ mắc bệnh. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trên 1.000 gà con từ lúc 1 ngày tuổi và chia đều làm 5 lô (mỗi lô 50 con, lặp lại 4 lần, đồng đều về trống/mái) như sau: Lô đối chứng 1: KPCS; Lô thí nghiệm 2: KPCS + 50mg REE-citrate/kg TA; Lô thí nghiệm 3: KPCS + 100mg REE-citrate/kg TA; Lô thí nghiệm 4: KPCS + 150mg REE-citrate/kg TA; Lô thí nghiệm 5: KPCS + 200mg REE-citrate/kg TA. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số các chất dinh dưỡng như VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE đã được cải thiện từ 2,40 đến 7,81%, khi bổ sung chế phẩm hữu cơ đất hiếm ở mức 150 và 200 mg/kg so với lô đối chứng. Bổ sung chế phẩm đất hiếm trong khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp tương ứng là 16,09-33,90% và 17,76-36,67% và tăng tỷ lệ nuôi sống 2,1-3,7%.

     

    Từ khóa: Đất hiếm, gà thịt, tỷ lệ tiêu hóa, tỷ lệ sống, tỷ lệ mắc bệnh.

     

    ABSTRACT

     

    Effect of organic rare earth elements on nutrient digestibility and morbidity rate in broilers This study was conducted to evaluate the effect of the supplement of organic rare earth elememts (REE-citrate) in broiler diets on nutrient digestibility, mortality and morbidity rate. The experiment was done according to a completely randomized design on 1000 chicken from 1 day of age and divided equally males and females into 5 treatments (200 chicken/treatment) as follows: treatment 1 (Control): KPCS; treatment 2: KPCS + 50mg REE-citrate/kg feed; treatment 3: KPCS + 100mg REE-citrate/kg feed; treatment 4: KPCS + 150mg REE-citrate/kg feed; treatment 5: KPCS + 200mg REE-citrate/kg feed. Results show that the ileal and total digestibility of nutrients was improved from 2.40 to 7.81%, when supplementation of 150 and 200mg REE-citrate/kg feed compared to control. Supplementation of REE-citrate in the broiler diets reduced the incidence of diarrhea and respiratory disease from 16.09 to 33.90% and from 17.76 to 36.67%, and increased the survival rate from 2.1 to 3.7%, respectively. Keywords: Rare earth elememts, broiler, digestibility, morbidity rate, mortality rate

     

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Hiệu quả chăn nuôi gà thịt thường bị ảnh hưởng bởi chi phí thức ăn cao và dịch bệnh bùng phát. Gà thịt rất dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh như Salmonella spp., Escherichia coli và Clostridium perfringens tự hình thành trong ruột non, dẫn đến tiêu hóa kém, cạnh tranh chất dinh dưỡng với vật chủ (Engberg và ctv, 2000), tỷ lệ chết cao, chất lượng thịt kém và gây ra các bệnh về dinh dưỡng (Patterson và ctv, 2003). Bởi vậy, các cơ sở chăn nuôi gà thịt thường sử dụng thuốc kháng sinh nhằm phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh thường xuyên dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, cũng như chúng có thể tích lũy trong cơ thể gia súc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Việt Nam cấm hoàn toàn kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng (Nghị định số 39/2017/ NĐ-CP) và tiến tới cấm sử dụng hoàn toàn nhằm mục đích phòng bệnh ở gia súc non vào 01/1/2026 (Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020). Do đó, việc tìm kiếm các lựa chọn khác nhau thay thế cho kháng sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong ngành chăn nuôi.

     

    Các nguyên tố đất hiếm (REE) được coi là lựa chọn thay thế kháng sinh an toàn (He & Rambeck, 2000). Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng La và Ce đã làm tăng khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và điều chỉnh sự cân bằng của vi sinh vật đường đường tiêu hóa (Yang và ctv, 2009; Han và Thacker, 2010). Tương tự, nghiên cứu của Cai và ctv (2015) cho thấy bổ sung phức chất đất hiếm nấm men (1.500 mg/kg TA) đã cải thiện tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (VCK) và năng lượng thô (GE) và chất lượng thịt. Redling (2006) cho rằng bổ sung REE vào khẩu phần ăn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó cải thiện tình trạng sức khoẻ của vật nuôi và do vậy giảm tỷ lệ mắc bệnh. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về bổ sung đất hiếm trong khẩu phần ăn cho gà tại Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm hữu cơ gốc citrate (REE-citrate) trong khẩu phần ăn của gà thịt đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng, tỷ lệ sống và tỷ lệ mắc bệnh.

     

    2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

     2.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm

     

     Thí nghiệm được tiến hành tại hộ chăn nuôi Tống Bá Quý, thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020.

     

    2.2. Đối tượng và thức ăn thí nghiệm

     

     Đối tượng thí nghiệm: gà thịt từ 1 ngày tuổi, giống Lương Phượng x Mía. Thức ăn thí nghiệm: Khẩu phần thức ăn thí nghiệm cho từng giai đoạn sinh trưởng của của gà thí nghiệm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn NRC (1994), với các nguồn nguyên liệu thức ăn như cám gạo, khô đỗ tương, đỗ tương, ngô…..

     

     Để xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm, Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan), một loại khoáng không tan trong axít chlorhydric (AIA, chất chỉ thị) được bổ sung vào các khẩu phần cơ sở với tỉ lệ 3%. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, nguyên liệu thức ăn và thức ăn đã phối trộn được bảo quản ở nơi khô ráo, đặt trên kệ gỗ, tránh chuột bọ nhằm đảm bảo chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân tích thành phần dinh dưỡng. Công thức thức ăn, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.

     

    2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

     

     Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trên 1.000 gà con từ lúc 1 ngày tuổi và chia đều làm 5 lô (mỗi lô 50 con, lặp lại 4 lần, đồng đều về trống/mái): Lô 1 đối chứng (ĐC): KPCS; Lô thí nghiệm 2: KPCS + 50mg REE-citrate/kg TA (TN50); TN100: KPCS + 100 mg REE-citrate/kg TA; TN150: KPCS + 150mg REE-citrate/kg TA; TN200: KPCS + 200mg REE-citrate /kg TA.

     

     

    2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu

     

     Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi: Ghi chép số gà loại thải và chết; Ghi chép số gà mắc bệnh tiêu chảy và hô hấp hàng ngày, từ đó tính ỷ lệ sống, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp Kết thúc thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên ở mỗi ô chuồng 1 trống và 1 mái (đại diện trung bình về khối lượng) để đưa lên lồng tiêu hóa nuôi thích nghi 4 ngày và 3 ngày lẫy mẫu phân để xác định tỷ lệ tiêu hóa tổng số biểu kiến. Vào ngày thứ 8, kết thúc nuôi trên lồng tiêu hóa, toàn bộ số gà được tiến hành mổ và đường tiêu hóa được lấy ra, sau đó thu mẫu dịch hồi tràng.

     

    Dịch hồi tràng được thu theo phương pháp của Bryden và Li (2004), hồi tràng được xác định từ túi thừa Meckel đến điểm cách van hồi – manh tràng 4cm. Mẫu phân và dịch hồi tràng của 2 con ở mỗi ô chuồng trong cùng 1 lần lặp lại (do pooled mẫu) được trộn đều cho vào cùng một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -200 C cho đến khi phân tích. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính theo công thức: DD (%) = (1- [(ID×AF)/[(IF×AD)])×100. Trong đó, DD là tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng (hoặc tổng số) biểu kiến của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần (%), ID là hàm lượng AIA trong khẩu phần (mg/ kg), AF là hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc phân) (mg/kg), IF là hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc phân) (mg/kg), AD là hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần (mg/kg).

     

    Phương pháp phân tích mẫu: Các mẫu thức ăn được phân tích tại Phòng Phân tích Thức ăn và Sản phẩm Chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi theo tiêu chuẩn AOAC (1990). Mẫu thức ăn, mẫu dịch hồi tràng và phân được phân tích VCK, protein thô (CP), khoáng tổng số (Ash) và GE. Năng lượng thô được xác định bằng máy đốt bom (Model: C2000 Basic – IKA Werke GmbH & Co. KG, Staufen, Đức).

     

    2.5. Xử lý số liệu

     

    Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 16.0. Turkey-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Mô hình xử lý thống kê: Yij = μ+ Ri + eij, trong đó: Yij là các chỉ tiêu theo dõi, μ giá trị trung bình, Ri ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm đất hiếm, eij sai số ngẫu nhiên. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ sống được xử lý theo χ2 .

     

    3. KẾT QUẢ

     

    3.1. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần

    Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3 và 4. Bổ sung chế phẩm REE-citrate có tác động rõ rệt đến tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số của VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE trong khẩu phần (P<0,05), với giá trị cao nhất ở lô bổ sung REE-citrate 200 mg/kg TA, tiếp đến là lô bổ sung REE-citrate 150 mg/kg TA, rồi đến lô bổ sung REE-citrate 50 và 100 mg/kg TA và thấp nhất ở lô đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác nhau rõ rệt giữa lô bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số của VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE so với lô đối chứng tương ứng là 3,51-7,81% và 2,40-5,22%. > <0,05) với giá trị cao nhất ở lô bổ sung REE-citrate 200 mg/kg TA, tiếp đến là lô bổ sung REE-citrate 150 mg/kg TA, rồi đến lô bổ sung REE-citrate 50 và 100 mg/kg TA và thấp nhất ở lô đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác nhau rõ rệt giữa lô bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số của VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE so với lô đối chứng tương ứng là 3,51-7,81% và 2,40-5,22%.

     

    3.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

     

    Bổ sung REE-citrate trong khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp tương ứng là 16,09- 33,90% và 17,76-36,67%, và tăng tỷ lệ nuôi sống 2,1-3,7% (Bảng 4). Tuy nhiên, khi so sánh thống kê bằng phép thử χ2 tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp và tỷ lệ nuôi sống không có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm (P.0,05).

     

    4. THẢO LUẬN

     

     4.1. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần

     

     Trong nghiên cứu này, bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số các chất dinh dưỡng như VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE so với lô đối chứng tương ứng là 3,51-7,81% và 2,40- 5,22%. Kết quả này có thể được lý giải là do sự kém hấp thụ của REE trong đường tiêu hóa, ví dụ ở chuột dưới 0,01% (Evans, 1990), trong khi đó, đối với gà dao động 10-3-10-4 (Fleckenstein và ctv, 2004). Chính vì vậy, REE được bổ sung thường tích lũy trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tính thấm của ruột, tăng cường bài tiết dịch tiêu hóa và tăng nhu động đường tiêu hóa, qua đó cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng cũng như tăng khả năng tiêu hóa (Xu và ctv, 2004; Liu và ctv, 2008).

     

    Tương tự như kết quả nghiên cứu hiện tại, Han và Thacker (2010) đã khẳng định rằng tỷ lệ tiêu hóa VCK, CP và GE ở nhóm lợn sau cai sữa được ăn khẩu phần bổ sung 1.000 mg/kg REE mineral[1]yeast (353 mg/kg oxít La, 252 mg/kg oxít Ce và 102 mg/kg oxít Pr) cao hơn so với nhóm lợn ăn khẩu phần đối chứng. Nghiên cứu của Cai và ctv (2015) cho biết tỷ lệ tiêu hóa của VCK và GE tăng khi bổ sung 1.500 mg/kg REE-yeast trong khẩu phần ăn của gà thịt so với lô đối chứng, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa nitơ. Trái lại với những nghiên cứu ở trên, Eleraky và Rambeck (2011) không quan sát thấy sự khác nhau về tỷ lệ hiệu quả sử

     

    1. THẢO LUẬN

     

     4.1. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần

     

    Trong nghiên cứu này, bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số các chất dinh dưỡng như VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE so với lô đối chứng tương ứng là 3,51-7,81% và 2,40- 5,22%. Kết quả này có thể được lý giải là do sự kém hấp thụ của REE trong đường tiêu hóa, ví dụ ở chuột dưới 0,01% (Evans, 1990), trong khi đó, đối với gà dao động 10-3-10-4 (Fleckenstein và ctv, 2004). Chính vì vậy, REE được bổ sung thường tích lũy trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tính thấm của ruột, tăng cường bài tiết dịch tiêu hóa và tăng nhu động đường tiêu hóa, qua đó cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng cũng như tăng khả năng tiêu hóa (Xu và ctv, 2004; Liu và ctv, 2008). Tương tự như kết quả nghiên cứu hiện tại, Han và Thacker (2010) đã khẳng định rằng tỷ lệ tiêu hóa VCK, CP và GE ở nhóm lợn sau cai sữa được ăn khẩu phần bổ sung 1.000 mg/kg REE mineralyeast (353 mg/kg oxít La, 252 mg/kg oxít Ce và 102 mg/kg oxít Pr) cao hơn so với nhóm lợn ăn khẩu phần đối chứng.

     

    Nghiên cứu của Cai và ctv (2015) cho biết tỷ lệ tiêu hóa của VCK và GE tăng khi bổ sung 1.500 mg/kg REE-yeast trong khẩu phần ăn của gà thịt so với lô đối chứng, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa nitơ. Trái lại với những nghiên cứu ở trên, Eleraky và Rambeck (2011) không quan sát thấy sự khác nhau về tỷ lệ hiệu quả sử dụng protein và năng lượng giữa lô bổ sung REE-citrate và lô đối chứng. Sự không nhất quán về các kết quả nói trên có thể là do sự khác nhau về động vật thí nghiệm cũng như liều lượng và thành phần của đất hiếm.

     

    4.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

     

    Tỷ lệ sống của gà thí nghiệm được tính là số gà thịt được nuôi sống đến cuối mỗi giai đoạn chia cho số gà con một ngày tuổi bắt đầu. Trong một thử nghiệm liên quan đến 2.000 gà thịt Wang và Niu (1990) đã báo cáo rằng thức ăn được bổ sung 300 mg/kg REE-nitrat đã có tác động gia tăng tỷ lệ sống của gà thịt (95,5% so với 90,8% ở nhóm ĐC). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự, với tỷ lệ sống ở lô bổ sung 200 mg/kg REE-citrate là 97,5 và 94,0% ở lô ĐC. Sự hấp thụ kém của REE được cho là có liên quan đến sự tích lũy của nó trong đường tiêu hóa, dẫn đến đất hiếm làm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa bằng cách bao phủ bề mặt vi khuẩn do vậy làm giảm quá trình hô hấp và trao đổi chất ở vi khuẩn có hại (Rembeck và Wehr, 2005).

     

    Điều này giải thích cho kết quả nghiên cứu hiện tại của việc bổ sung REE-citrate trong khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy so với lô đối chứng. Zhang và ctv (2000) cho biết sự sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn như Escherichia coli, Bacillus pyocyaneus, Staphyloccous aureus, Leuconostoc, and Streptococcus faecalis đã bị ức chế khi bổ sung Ce với nồng độ từ 10-3 mol/l đến 10-2 mol/l).

     

    Qua số liệu phân tích ở Bảng 4 cho thấy lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm REE[1]citrate có sức đề kháng với bệnh tốt hơn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn, còn lô ĐC không bổ sung chế phẩm REE-citrate thì sức đề kháng với bệnh kém hơn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn.

     

    1. KẾT LUẬN

     

     Bổ sung chế phẩm đất hiếm trong khẩu phần ăn cho gà làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp tương ứng là 16,09-33,90% và 17,76-36,67% và tăng tỷ lệ nuôi sống lên 2,1-3,7%. Bổ sung 150 và 200 mg/kg TA REE-citrate đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và tổng số các chất dinh dưỡng như VCK, protein thô, chất hữu cơ và GE so với lô ĐC là 2,40-7,81%.

     

    LỜI CẢM ƠN

     

    Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, thông qua đề tài cấp Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia giai đoạn 2019-2020 “Nghiên cứu tổng hợp chế phẩm citrat đất hiếm và ứng dụng làm chất bổ sung cho thức ăn nuôi gà thịt” do Viện Công nghệ Xạ hiếm chủ trì. Cảm ơn sự hợp tác của anh Tống Bá Quý – chủ hộ nuôi gà – thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội và sự tham gia nhiệt tình của các cán bộ Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.

     

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    1. Cai L., Parkb Y.S., Seongb S.I., Yooc S.W. and Kim I.H. (2015). Effects of rare earth elements-enriched yeast on growth performance, nutrient digestibility, meat quality, relative organ weight, and excreta microflora in broiler chickens. Liv. Sci., 172: 43-49.

     

    1. Eleraky A.W. and Rambeck W. (2011). Study on performance enhancing effect of rare earth elements as alternatives to antibiotic for Japanese Quails. J. Am. Sci., 7: 211-15.

     

    1. Engberg R.M., Hedemann M.S., Lese T.D. and Jensen B.B. (2000). Effect of zinc bacitracin and salinomycin on intestinal microflora and performance of broilers. Poul. Sci., 79: 1311-19.

     

    1. Evans C.H. (1990). Chemical properties of biochemical relevance. In: Biochemistry of the Lanthanides. Biochemistry of the Elements, vol 8. Boston, MA, USA: Springer, Pp. 9-46. 5. Fleckenstein J., Halle I., Hu Z.Y., Flachowsky G. and Schnug E. (2004). Analysis of lanthanides using ICP[1]MS in feed and organ samples in a broiler fattening test. 22nd Workshop on Quantities and Trace Elements, Jena, Germany. 6. Han Y.K. and Thacker P.A. (2010). Effects of antibiotics, zinc oxide or a rare earth mineral-yeast product on performance, nutrient digestibility and serum parameters in weanling pigs. Asian-Aust. J. Anim. Sci., 23: 1057-65.

     

    1. He M.L. and Rambeck W.A. (2000). Rare earth elements – a new generation of growth promoters for pigs? Arc. Anim. Nut., 53: 323-34. 8. Liu Q., Wang C., Huang Y.X., Dong K.H., Yang W.Z. and Wang H. (2008). Effects of lanthanum on rumen fermentation, urinary excretion of purine derivatives and digestibility in steers. Anim. Feed Sci. Technol., 142: 121- 32.

     

    1. Patterson J.A. and Burkholder K.M. (2003). Application of prebiotics and probiotics in poultry production. Poul. Sci., 82: 627-31.

     

    1. Rambeck W.A. and Wehr U. (2005). Use of rare earth elements as feed additives in pig production. Pig News Inform., 26(2): 41-47

     

    1. Redling K. (2006). Rare earth elements in agriculture with emphasis on animal husbandry (Ph.D. Diss). Ludwig Maximilian Univ, Munich.

     

    1. Xu X., Xia H., Rui G., Hu C. and Yuan F. (2004). Effect of lanthanum on secretion of gastric acid in stomach of isolated mice. J. Rare Earth, 22: 427-30

     

    1. Yang W.Z., Laarman A., He M.L and Liu Q. (2009). Effect of rare earth elements on in vitro rumen microbial fermentation and feed digestion. Anim. Feed Sci. Technol., 148: 227-40.

     

    1. Wang Q.Y. and Niu S.Y. (1990). Report of adding rare earths to broiler diets. Feed Industry, 11: 1-10. 15. Zhang H., Feng J., Zhu W., Liu C., Xu S., Shao P., Wu D., Yang W. and Gu J. (2000). Chronic toxicity of rare earth elements on human beings: Implications of blood biochemical indexes in REE high regions South Jiangxi. Biol. Trace Ele. Res., 73: 1-17.

    Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.