Một nông dân ở huyện Trấn Yên ấp ủ giấc mơ làm giàu từ mô hình nuôi cầy vòi mốc, đây là loài vật hoang dã có giá trị kinh tế cao.
Trang trại chăn nuôi hơn 100 cá thể cầy vòi mốc của anh Đặng Hải Vân. Ảnh: Thanh Tiến.
Sau nhiều năm gắn bó với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Đặng Hải Vân ở thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn luôn ấp ủ kế hoạch thực hiện một mô hình có hiệu quả kinh tế vượt trội.
Sau khi đi tham quan, học tập tại một số nơi, cuối năm 2023, anh Vân quyết định đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố và mua 50 cặp cầy giống từ Phú Thọ về nuôi.
Cầy vòi mốc là loài động vật hoang dã, được xếp vào Nhóm II – động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Nhận thức rõ điều này, anh Vân đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc tính sinh học, kỹ thuật chăm sóc cũng như các quy định pháp lý liên quan. Sau khi được cán bộ kiểm lâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái kiểm tra, thẩm định và xác nhận đủ điều kiện cấp phép chăn nuôi anh mới yên tâm bắt tay vào triển khai mô hình.
Cầy vòi mốc là động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Thanh Tiến.
Trang trại nuôi cầy của anh Vân nằm cách xa trục đường giao thông lớn, xa khu dân cư nên đảm bảo các yếu tố về chăn nuôi an toàn sinh học. Chuồng nuôi được chia thành ô riêng biệt bằng lưới sắt, mỗi ô có diện tích từ 1 – 1,2m2. Trong mỗi ô chuồng, hiện đang nuôi những cá thể cầy vòi mốc bố mẹ, thương phẩm hoặc vài cá thể cầy con mới được tách đàn. Ở giữa trang trại có hành lang rộng rãi để thuận lợi cho quá trình chăm sóc.
Dẫn tôi đi tham quan từng ô chuồng, anh Vân cho biết, trang trại hiện đang nuôi hơn 120 cá thể cầy vòi mốc gồm: Cầy bố mẹ, cầy hậu bị (cầy giống), cầy thương phẩm và cầy con mới tách đàn.
Nuôi cầy vòi mốc không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi, đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt, thức ăn phải sạch sẽ, không ôi, thiu. Chuồng trại phải thoáng mát, hàng tháng phải phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại và thường xuyên vệ sinh ô chuồng sạch sẽ. Ngoài ra, mỗi năm sẽ thực hiện tiêm phòng vacxin 1 lần để đàn cầy sẽ không bị mắc bệnh ngoài ra, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy.
Mỗi năm loài vật này được anh Vân tiêm phòng vacxin 1 lần. Ảnh: Thanh Tiến.
Theo anh Vân, mô hình nuôi cầy chỉ cần diện tích chuồng trại nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường hay tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Đặc biệt, có thể tận dụng các loại rau, củ, quả và nông sản có sẵn tại địa phương, không tốn nhiều công chăm sóc mà giá bán và đầu ra lại tương đối ổn định.
Hiện nay, trang trại của anh Vân đã có hàng chục cặp cầy sinh sản, mở ra hy vọng về một nguồn cung con giống và thương phẩm chất lượng. Cầy vòi mốc rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn chủ yếu là củ, quả ngọt. Đến mùa sinh sản, người nuôi cần bổ sung thêm thức ăn tinh bột nấu chín để tăng cường dưỡng chất.
Việc quản lý cũng linh hoạt, có thể nuôi theo quần thể hoặc tách riêng từng cá thể để dễ dàng theo dõi khẩu phần ăn và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, người nuôi cần được cơ quan chức năng cấp giấy phép đầy đủ, mọi biến động về số lượng cá thể trong đàn đều cần được ghi chép, theo dõi cụ thể, chi tiết.
Một cặp cầy vòi mốc hiện nay có giá trị khoảng 20 triệu đồng. Ảnh: Thanh Tiến.
Cầy vòi mốc là loài có giá trị kinh tế cao, cầy cái bắt đầu sinh sản khi được khoảng từ 1-2 năm tuổi. Cầy con sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 4-5kg, được bán thương phẩm với giá 1,7 triệu đồng/kg. Đối với cầy giống, giá trị còn cao hơn, một cặp cầy bố mẹ có giá khoảng 20 triệu đồng.
Với những tín hiệu tích cực ban đầu, anh Vân dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đàn, không chỉ để bán thịt thương phẩm mà còn hướng tới việc cung cấp con giống chất lượng cho thị trường.
Anh Vân chia sẻ, cầy vòi mốc là động vật hoang dã, chi phí đầu tư con giống ban đầu không hề nhỏ. Người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, tiếp cận từng bước một, vừa nuôi vừa học hỏi, rút kinh nghiệm rồi mới nhân dần số lượng. Chuồng trại phải được xây dựng đúng kỹ thuật, và việc quản lý, kiểm soát tình hình giống, phòng bệnh trong chăn nuôi phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ để tránh rủi ro thiệt hại.
Thanh Tiến
Nguồn: nongnghiepmoitruong.vn
- cầy vòi mốc li> ul>
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất