Vừa qua, Australia đã quyết định tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam, lý do là Công ty Animex Hải Phòng đã vi phạm tiêu chuẩn ESCAS (quy định xuất khẩu theo chuỗi bảo đảm).
Phóng viên BNEWS đã có cuộc trao đổi với ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để làm rõ vấn đề này.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Thành Trung/BNEWS
BNEWS: Ông có thể cho biết nguyên nhân cụ thể việc Australia tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam ?
Ông Tống Xuân Chinh: Việc Australia tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam chính thức từ ngày 13/6 vừa qua là vấn đề mới, lạ, chưa phổ biến ở Việt Nam . Tuy nhiên, điều này đã được cảnh báo từ trước.
Theo quy định, để được nhập khẩu bò Australia về Việt Nam, các doanh nghiệp đều phải chấp hành đầy đủ các quy định do nước bạn đặt ra như: lò giết mổ, các công đoạn giết mổ cũng như khâu ướp thịt bò trước khi đem bán ra thị trường. Theo đó, họ sẽ giám sát quy trình từ khi xuất bò đi, việc di chuyển, chuồng trại, lưu nuôi cho đến khi tiến hành giết mổ.
Australia tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam. Ảnh: chinhphu.vn
BNEWS: Vậy, đây có phải lần đầu tiên Australia phát hiện ra vi phạm này, thưa ông?
Ông Tống Xuân Chinh: Việc Công ty Animex Hải Phòng vi phạm tiêu chuẩn ESCAS không phải là lần đầu tiên phía Australia phát hiện. Trước đó, tình trạng này đã từng xảy ra tại nước ta. Nhưng lần này Australia làm quyết liệt và tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam . Trên thế giới cũng đã có nhiều nước vi phạm điều này như Ai Cập, Inđônêxia, Ả rập Xê út… cũng bị Australia cấm xuất khẩu bò.
BNEWS: Việc này ảnh hưởng như thế nào đối với ngành chăn nuôi Việt Nam ?
Ông Tống Xuân Chinh: Bị ảnh hưởng và thiệt hại đầu tiên là doanh nghiệp Animex Hải Phòng. Nhưng quan trọng hơn là danh tiếng của Việt Nam liên quan đến việc vi phạm ESCAS là rất lớn. Về mặt kinh tế, hiện tại, thị trường trong nước chưa bị ảnh hưởng bởi chúng ta còn nhiều nguồn khác nữa vẫn đủ cung cấp trong một thời gian.
Tuy nhiên, sau đó nếu Việt Nam vẫn chưa được phép nhập bò từ Australia thì các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Bình Hà sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Bởi các doanh nghiệp này đã đầu tư rất lớn cho hệ thống chuồng, trại, cơ sở…, nếu chuồng trại không có bò để nuôi thì thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
BNEWS: Vậy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không, thưa ông?
Ông Tống Xuân Chinh: Trước mắt, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với người chăn nuôi, giết mổ, doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với người giết mổ phải được cấp chứng chỉ về nghề này nhằm tuân thủ quy định đối với nước xuất khẩu bò.
Bên cạnh đó, các cơ quan như Cục Chăn nuôi, Cục Thú y phối hợp chặt chẽ với phía Australia tăng cường trao đổi về tiêu chuẩn ESCAS. Từ đó, phổ biến lại cho các do
BNEWS: Ông có khuyến cáo gì cho các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước?
Ông Tống Xuân Chinh: Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn bò giống tại nhiều nước trên thế giới. Từ đó, cho sinh sản tại Việt Nam hoặc lai tạo với bò trong nước. Điều này còn hạn chế được rủi ro về dịch bệnh. Đặc biệt, nếu bò sinh sản tại Việt Nam thì sẽ không phải tuân thủ theo quy định của các nước xuất khẩu bò. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu bò non về nuôi rồi mới giết mổ, như vậy mới tạo giá trị gia tăng cao./.
P.V
(Theo Báo Bnews)
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất