[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 11/03/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam (VFA), phối hợp với Lãnh sứ quán Canada, Hiệp hội Cải dầu Canada và Hiệp hội Đậu Canada (Pulse Canada) đã tổ chức hội thảo khoa học “Sử dụng khô dầu cải ngọt và đậu Canada trong sản xuất thức ăn chăn nuôi”.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tham dự hội thảo có: Ông Hà Nguyễn, Lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.Hồ Chí Minh, TS. Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, GS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cùng các chuyên gia đến từ Canada và nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (Ảnh: Anh Thơ)
Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% nguyên liệu
Theo ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, Việt Nam hiện đang là quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển với tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn năm 2024, tăng 3,4% so với năm 2023. Trong đó, thức ăn cho lợn chiếm 55,3%, thức ăn gia cầm chiếm 40,9% và các loại thức ăn khác chiếm 3,7%. Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới và dẫn đầu khu vực ASEAN về sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 32,4% nhu cầu, phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 22,4 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tổng giá trị đạt 7,7 tỷ USD. Trong đó, Canada là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu quan trọng nhờ vào nét đổi mới công nghệ và khả năng sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới.
TS. Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, trong bài phát biểu tại hội thảo, đã nhấn mạnh thực trạng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam cũng như khả năng tự cung ứng trong nước. Theo số liệu năm 2024, tổng nhập khẩu nguyên liệu TACN đạt 22,38 triệu tấn với giá trị lên tới 7,75 tỷ đồng, trong đó các loại nguyên liệu nhập khẩu chính bao gồm ngô hạt (10,014 triệu tấn), khô dầu các loại (4,605 triệu tấn), và lúa mì (2,229 triệu tấn). Trong khi đó, nhu cầu thức ăn tinh trong nước lên tới 33,19 triệu tấn, nhưng chỉ có thể tự cung ứng 13 triệu tấn.
Đặc biệt, các nguyên liệu giàu đạm từ thực vật như khô dầu đậu tương, khô dầu hạt cải và DDGS có nhu cầu 6,52 triệu tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 1,2 triệu tấn. TS. Len nhấn mạnh rằng mặc dù Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp nhưng vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đa dạng hóa nguồn cung, mở rộng hợp tác quốc tế và nghiên cứu ứng dụng các nguyên liệu mới như khô dầu cải ngọt và đậu Canada để nâng cao tính chủ động và bền vững trong ngành TACN.
TS. Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam
Cần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu: Khô dầu cải ngọt và đậu Cannada là tiềm năng lớn
Khô dầu cải ngọt và đậu Canada đang trở thành những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhờ hàm lượng protein cao và khả năng thay thế các nguồn protein truyền thống. Theo các nghiên cứu, khô dầu cải ngọt chứa 35-37% protein thô và là nguồn dinh dưỡng tốt cho gia súc nhai lại, lợn và gia cầm. Trong khi đó, đậu Canada giàu protein, chất xơ và axit amin thiết yếu, góp phần giảm giá thành sản xuất và bảo vệ môi trường.
GS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Tại Việt Nam, GS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, đã thực hiện nghiên cứu sử dụng đậu Canada trên lợn thịt và thu được kết quả khả quan. Việc ứng dụng đậu hạt Canada trong thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp đa dạng nguồn cung protein mà còn góp phần giảm giá thành sản xuất và thân thiện hơn với môi trường.
Ông Hà Nguyễn, Lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Giám đốc điều hành Văn phòng Saskatchewan tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ từ Canada và Saskatchewan sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn thức ăn chăn nuôi an toàn hơn, giàu dinh dưỡng và đảm bảo tính bền vững về môi trường. Ông cũng bày tỏ lạc quan về tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Canada trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Ông Hà Nguyễn, Lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ông hy vọng rằng các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu khô dầu cải ngọt và đậu Canada để sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Bên cạnh việc mở rộng thương mại song phương trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, ông cũng nhấn mạnh rằng vùng Saskatchewan sở hữu nhiều viện và trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi. Những cơ sở này sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu đầu vào. Với tiềm năng lớn của khô dầu cải ngọt và đậu Canada, đây sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả hơn.
Với những lợi ích đó, Việt Nam và Canada có nhiều cơ hội hợp tác trong việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nghiên cứu ứng dụng trong chăn nuôi bền vững. Hội thảo đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hợp tác trong tương lai giữa hai quốc gia.
Trần My
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam li>
- đậu nành canada li>
- đậu Canada li>
- khô dầu cải ngọt li> ul>
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Anh lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở cừu
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất