AVS 2023: Nhiều ý tưởng tổ chức mới lạ, độc đáo và sáng tạo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • AVS 2023: Nhiều ý tưởng tổ chức mới lạ, độc đáo và sáng tạo

    [Chăn nuôi Việt Nam] – Điểm nhấn của  Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2023 (AVS 2023) là có nhiều không gian độc đáo trưng bày công nghệ Nông nghiệp 4.0, các sản phẩm tiêu biểu của ngành chăn nuôi thú y và nghệ thuật đậm chất nông nghiệp; cùng với đó là các diễn giả tầm cỡ quốc tế, chắc chắn sẽ làm nên sức hút đối với các đại biểu tham dự.

     

    Sáng ngày 24/5/2023, Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức hội nghị hoàn thiện ý tưởng tổ chức Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2023 (AVS 2023) với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số”.

    Toàn cảnh hội nghị

     

    Tham dự hội nghị có nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam như: C.P Việt Nam, Cargill, GREENFEED, De Heus, Hanogroup, Việt Nhật, Hanvet, Elanco, Công ty Boehringer, MSD, Zoetis, Vemedim, Ceva, RTD, Khoa học Hợp nhất…

    PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, Trưởng Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Bùi Trần Anh Đào cho biết, AVS 2023 là hội nghị được tổ chức 2 năm một lần, nhằm tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ; đồng thời, thảo luận, định hướng cho sự phát triển ngành chăn nuôi và thú y trong bối cảnh hội nhập quốc tế. AVS được bảo trợ bởi Hội nghị Chăn nuôi Việt Nam và Hội Thú y Việt Nam. Trong hội nghị, PGS.TS Bùi Trần Anh Đào nhấn mạnh “sự đóng góp về trí lực, vật lực và tài chính của các doanh nghiệp, cựu sinh viên của Khoa và Học viện sẽ làm lên thành công của AVS 2023”.

     

    Tại hội nghị, đại diện Ban tổ chức AVS 2023  đã có  trình bày những nội dung chi tiết, bao quát về kế hoạch tổ chức sự kiện AVS 2023.

     

    Theo đó, Học viện đã thành lập các Ban điều hành, Ban tổ chức (Ban sự kiện, Ban chuyên môn, Ban truyền thông, Ban Tài chính…để việc tổ chức AVS được diễn ra chuyên nghiệp, thành công nhất.

     

    Cụ thể, AVS 2023 được tổ chức từ 5-7/10/2023, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. AVS có mong muốn kết nối Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà quản lý; trưng bày những thành tựu của ngành chăn nuôi Thú y; góp phần quảng bá tuyển sinh (mong muốn nhiều học sinh giỏi, xuất sắc vào Học viện chứ không phải lấy nhiều người).

     

    Nội dung bao gồm 3 ngày:

     

    Ngày 1: Hội nghị ý tưởng khởi nghiệp sinh viên

     

    Các hoạt động bên lề Hội nghị (Khai mạc ngày hội việc làm ngành Chăn nuôi thú y, Diễn đàn giao lưu về “Đào tạo nhân lực ngành Chăn nuôi thú y” giữa các Khoa/Trường/Viện/Hiệp hội với các Doanh nghiệp; sinh viên tham gia tuyển dụng, tham quan gian hàng triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ

     

    Ngày 2: Buổi sáng: Khai mạc hội nghị, các báo cáo tổng quan, dự kiến như sau:


    – Bài 1. Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chất thải sinh học làm thức ăn chăn nuôi và tạo năng lượng sinh học hướng đến việc sử dụng an toàn và giảm khí thải carbon. Diễn giả: GS. Sang-Rak Lee.

    – Bài 2. Số hóa trong nông nghiệp: xu hướng tất yếu. Diễn giả: Bà Lê Hải Yến

    – Bài 3. Quản lý thú y hướng tới sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Diễn giả: PGS. TS. Nguyễn Tất Toàn

    – Bài 4. Hợp tác giữa đại học quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập tại Hàn Quốc. Diễn giả: TS. Se-Keun Ahn

    Buổi chiều: Báo cáo chuyên đề theo các sections


    – Section 1: Khoa học, công nghệ về lợn
    – Section 2: Khoa học, công nghệ về gia cầm
    – Section 3: Khoa học, công nghệ về gia súc nhai lại
    – Section 4: Khoa học, công nghệ về thú cưng
    – Section 5: Môi trường và chất thải chăn nuôi
    – Section 6: Chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi
    – Section 7: Phúc lợi động vật
    – Section 8: Bệnh truyền lây giữa động vật và người
    – Section 9: Đổi mới đào tạo ngành chăn nuôi – thú y

     

    Buổi tối: Gala dinner

     

    Ngày 3: Du lịch tại Hạ Long 

     

    Cũng theo đại diện Ban tổ chức, điểm nhấn của AVS 2023 là có nhiều không gian như: 1/ Không gian công nghệ (với các sản phẩm công nghệ 4.0 và công nghệ tuần hoàn trong nông nghiệp); 2/Không gian sản phẩm chăn nuôi thú y (Các sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và thiết bị…) 3. Không gian nghệ thuật (do sinh viên Học viện Nông nghiệp trình bày).

     

    Ngày khai mạc, Ban tổ chức mong muốn dựng 7 lá cờ  có logo của 2 Hội (Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam) và 5 trường đại học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) để thấy được sự trang trọng của Hội nghị. Hội nghị cũng sử dụng màn biểu diễn trống Khoa học công nghệ, thể hiện sức mạnh của ngành chăn nuôi thú y sau thời kì Covid-19. Dự kiến, trong buổi khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan sẽ phát biểu.

     

    Ngoài ra, các báo cáo tại Hội nghị sẽ được trình bày bởi các chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi tuần hoàn và 4.0. Các diễn giả được chọn lọc kỹ, là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó, có kỹ năng thuyết trình và tầm nhìn quốc tế.

     

    Ngoài ra, về văn hóa, AVS2023 sẽ truyền thông hình ảnh người Hà Nội thông qua trang phục, ẩm thực. Buổi tối, AVS 2023 cũng dự kiến tổ chức tiệc rượu vang, giao lưu văn hóa ba miền…

     

    AVS 2023 cũng sẽ chú trọng việc đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp trong suốt hội nghị và bố trí khu y tế, cứu hỏa để sự kiện diễn ra an toàn nhất.

     

    Trên website của Học viện cũng sẽ được hoàn thiện để các đại biểu có đầy đủ thông tin về di chuyển, chỗ ở, doanh nghiệp tài trợ, thông tin cập nhật về AVS..

    Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

     

    Tại hội nghị, Ban tổ chức đã cầu thị lắng nghe những ý kiến đóng góp của của doanh nghiệp để công tác tổ chức được diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất.

     

    Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đánh giá cao ban tổ chức AVS 2023 đã có kế hoạch tổ chức chu đáo, nhiệt tình, sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có và áp dụng khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số.

     

    Ông cho biết, chủ đề là xu thế chăn nuôi tuần hoàn trong thời buổi công nghệ 4.0, thì đối tượng rất mong muốn được tới tham dự là các chủ trại chăn nuôi, vì họ luôn muốn học hỏi được những kiến thức kinh nghiệm, xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn. Nếu áp dụng tốt thì giảm thiểu chất thải ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên. Các mô hình chăn nuôi tuần hoàn được trình diễn tại AVS giúp các chủ trại chăn nuôi tham khảo được cách làm. Cá nhân ông suy nghĩ khâu tổ chức có phần ăn uống và quà tặng, thì nên sử dụng những vật dụng liên quan đến tái chế, sẽ hỗ trợ tốt cho việc truyền thông nông nghiệp tuần hoàn.

    PGS.TS Trịnh Đình Thâu, Nguyên Trưởng Khoa Thú y, thành viên Ban tổ chức AVS 2023

     

    Theo PGS.TS Trịnh Đình Thâu, thành viên Ban tổ chức AVS 2023: “Nhà trường muốn tổ chức thành công cần có sự hỗ trợ đắc lực của của các doanh nghiệp, cựu sinh viên. Trong thời điểm chăn nuôi khó khăn, Học viện tổ chức AVS 2023, thì việc huy động kinh phí là không hề dễ dàng, nhưng vì màu cờ sắc áo của ngành chăn nuôi thú y, của Học viện Nông nghiệp, rất mong muốn các doanh nghiệp hỗ trợ Học viện với tâm thế cao nhất, để làm nên một bức tranh khoa học công nghệ. Học viện mong muốn các doanh nghiệp tham dự mang đến những sản phẩm chăn nuôi, thú y đến trưng bày và duy trì trong suốt AVS, để tạo nên sự sinh động cho hội nghị, cũng như nhiều người tham dự được tiếp cận”.

    Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET

     

    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET, đánh giá cao và ý tưởng tổ chức AVS 2023. Ông cho biết, từng tham gia 5 kỳ AVS và thấy đây là ý tưởng hay nhất. Rõ ràng AVS 2023 tổ chức ở Hà Nội, mang ý nghĩa lịch sử. Ý tưởng hay nhưng để thành hiện thực thì cần tài chính và con người. “Vì vậy, cá nhân tôi xung phong đồng hành tham gia ở mức cao nhất. Cùng với đó, các doanh nghiệp, cựu sinh viên khác hãy chung tay đóng góp trí lực, vật lực, tài chính vì nhà trường, vì màu cờ sắc áo của ngành, để gây tiếng vang, uy tín cho Trường, Khoa và các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Văn Năm khẳng định.

    Bà Nguyễn Quỳnh Nga, Trưởng phòng cấp cao đối tác chiến lược nhân sự GREENFEED Việt Nam

     

    Về phía Công ty Cổ phần Chăn nuôi GREENFEED Việt Nam – bà Nguyễn Quỳnh Nga, Trưởng phòng cấp cao đối tác chiến lược nhân sự, cho biết, rất muốn có được chương trình chi tiết của Hội nghị, để thông qua các cấp lãnh đạo. Đồng thời, GREENFEED mong muốn được đồng hành ở mức tài trợ cao nhất với AVS 2023.

    Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm

     

    Cũng trong hội nghị, Ban tổ chức cũng giải đáp cặn kẽ, chi tiết những thắc mắc của các doanh nghiệp như Hanvet, Invet, Greenfeed, Olmix Asialand về thành phần tham dự, gói tài trợ, hoạt động truyền thông, thành phần tham dự hội nghị. Ban tổ chức cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của các doanh nghiệp, hoàn thiện ý tưởng để công tác tổ chức thành công nhất, làm nên một AVS 2023 thể hiện màu cờ, sắc áo của ngành, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    HÀ NGÂN

    Để tìm hiểu thêm về Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc (AVS 2023), cũng như đăng ký tham dự và tài trợ, mời quý độc giả xem chi tiết tại: https://avs2023.vnua.edu.vn/

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.