[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo báo cáo của các địa phương trên cả nước, từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh Dại động vật ghi nhận xảy ra tại 20 tỉnh, thành phố, với 80 ca bệnh. Đặc biệt là đã có các ca bệnh Dại ghi nhận xảy ra tại tỉnh Đồng Nai, một địa phương tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bệnh Dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh Dại, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng. Vi rút dại có thể lây sang người từ động vật mắc bệnh Dại qua các vết cắn, cào, liếm, vết xước da và niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.
Theo Cục Thú y, một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng các trường hợp động vật mắc bệnh Dại trong thời gian vừa qua, đó là công tác quản lý đàn chó, mèo tại các địa phương còn lỏng lẻo và tỷ lệ chó, mèo được tiêm phòng vắc xin Dại còn rất thấp, đạt 40% tổng đàn.
Với mục đích kiểm soát được bệnh Dại ở đàn chó, mèo và không để xảy ra trường hợp người bị tử vong do bệnh Dại, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng động, trong thời gian từ nay đến 17/5/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho toàn bộ đàn đàn chó, mèo đến tuổi tiêm phòng trên địa bàn tỉnh.
Các nội dung chính yếu của chiến dịch được tập trung triển khai thực hiện đó là: Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thống kê chính xác tổng đàn chó, mèo. Đây là công việc rất quan trọng, là cơ sở nền tảng để Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời vắc xin, vật tư tiêm phòng và cũng để thực hiện tốt công tác quản lý đàn chó nuôi được hiệu quả. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết chó mèo nghi mắc bệnh Dại và biện pháp phòng, chống bệnh Dại hữu hiệu cho vật nuôi; vận động người dân chấp hành tiêm vắc – xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định cũng được quan tâm thực hiện.
Do đó, chủ nuôi chó, mèo trên địa bàn tỉnh có chó, mèo đến tuổi tiêm phòng (trên 1 tháng tuổi); chó mèo đã tiêm vắc xin phòng bệnh Dại mà thời gian tiêm phòng trên 12 tháng nhanh chóng liên hệ với chính quyền địa phương để kịp thời thống kê và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ nuôi chó mèo chủ động thời gian tiêm phòng cho vật nuôi, bên cạnh hình thức tổ chức tiêm phòng đến từng hộ nuôi chó, mèo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với địa phương duy trì và thiết lập các “Điểm tiêm phòng cố định” tại huyện Châu Đức, thị xã, huyện Long Điền và Đất Đỏ (mỗi xã một điểm).
Với chi phí tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi (20.000 đồng/liều/con) chỉ tương đương với giá tiền mua một ly cà phê hay một ổ bánh mỳ nhưng mang lại hiệu quả rất cao và “Bệnh Dại hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng sự chung tay đồng lòng của cộng đồng, đặc biệt là chủ nuôi chó, mèo; bắt đầu từ việc quản lý tốt đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh Dại trên 80% tổng đàn”. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại” năm 2022./.
Thịnh Đức Minh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- vắc xin phòng bệnh Dại li> ul>
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Tinh dầu: Hỗ trợ đa năng trong phát triển và duy trì hệ miễn dịch của vật nuôi
- Mô hình toán học trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam
- Vai trò tổ hợp biotin, kẽm & selen tăng cường sức khoẻ da, lông, móng động vật
- Phòng và trị bệnh mất sữa ở lợn nái
- Sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng giúp tăng trọng lượng lợn con
- Sử dụng oxit kẽm phủ bảo vệ liều thấp cho lợn con cai sữa
- Khẩu phần chuyển tiếp cho lợn con cai sữa
- Nguyên nhân gây phân ướt, tiêu chảy ở gia cầm
- Hệ vi sinh trong gà thịt kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất