Với việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã có những đóng góp hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Thông qua Hội CCB, gia đình ông Nguyễn Thanh Hải ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu được vay 20 triệu đồng vốn từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm đầu tư nuôi dê
Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn nên việc giảm nghèo được xem là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Để giảm nghèo có hiệu quả, Bạc Liêu đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ.
Khởi nghiệp từ 30 triệu đồng vốn chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, đến nay gia đình ông Phan Văn Thượng ở xã Châu Hưng 3 trở thành mô hình điển hình về chăn nuôi trong xã
Đến hết tháng 7/2016, thông qua gần 2.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, 87.944 hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách đã được vay 1.477 tỷ đồng vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, chia sẻ những khó khăn của nông dân bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm 2016, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã xem xét gia hạn nợ, đề nghị khoanh nợ và cho vay bổ sung 1.422 hộ với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng.
Gia đình anh Kim Sơn Qui, người dân tộc Khmer ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình được vay 30 triệu chương trình hộ mới thoát nghèo đầu tư cải tạo hồ nuôi tôm, gia đình anh được đánh giá sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi
Trong những tháng cuối năm 2016, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu tăng cường phối hợp cùng chính quyền, các hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, rà soát, phân tích xử lý nợ khoanh, phấn đấu nợ quá hạn dưới 1,8%.
Thanh Nhàn
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất