Bàn về khái niệm Phúc lợi động vật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bàn về khái niệm Phúc lợi động vật

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Một trong những điểm mới của Luật Chăn nuôi chính là đưa vào các quy định về Phúc lợi động vật. Trong đó, với mỗi cách tiếp cận khác nhau thì sẽ đưa ra khái niệm khác nhau. Hiện nay trên thế giới (chủ yếu là Châu Âu và Bắc Mỹ) có 3 cách tiếp cận như sau:

    Về đạo đức: Động vật được coi là sinh linh sống, chúng có linh hồn và cảm nhận vì vậy con người cần đối xử nhân đạo với động vật. Có một mối liên hệ giữa việc ngược đãi động vật với việc hình thành tính cách thô bạo, hung hãn của con người trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, khi đối xử nhân đạo với động vật sẽ giúp hình thành các tính cách tốt, tính nhân đạo cho con người, đặc biệt tốt đối với trẻ em.

    Về khoa học: Động vật, đặc biệt là loài động vật có vú và loài chim là sinh vật sống có tri giác, có hệ thần kinh trung ương, vì vậy nhóm động vật này có cảm nhận sinh học về sự đau đớn, đói khát, vui buồn.Con người cần đối xử để giảm sự đau đơn không cần thiết và tạo sự thoải mái để con vật thể hiện tập tính tự nhiên của chúng.

    Về Luật pháp: Động vật là vật sở hữu bởi con người, trong đó, con người có thể đưa ra các quyền quyết định về sản xuất, khai thác, nghiên cứu … nhằm phục vụ mục đích khác nhau của con người. Ở góc độ này, những con vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc thì có thể khai thác một cách phù hợp, với động vật hoang dã thì con người hạn chế hoặc không được phép bắt giữ, đối xử tàn bạo, khai thác quá mức dẫn đến tổn hại hệ sinh thái.

    Khi được đối xử tốt, vật nuôi sẽ cho sản phẩm tốt hơn

    Khái niệm cần làm rõ như thế nào để đưa vào Luật chăn nuôi đảm bảo tính hội nhập của Việt Nam?

    Hiện nay, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận và mức độ áp dụng trong thực tiễn khác nhau, tuy nhiên cả Châu Âu và Bắc Mỹ đã khá thống nhất về 3 khái niệm phúc lợi động vật, bảo vệ động vật quyền động vật. Các khái niệm được biện giải như sau:

    Phúc lợi động vật (animal welfare): Là những điều kiện về nuôi, giữ và khai thác phù hợp mà con người áp dụngnhằm đảm bảo vật nuôikhông bị đói, không bị khát, không bị suy dinh dưỡng và có thểbiểu hiện được tập tính của chúng; Giảm hoặc không gây đau đớn không cần thiết đối với động vật khi khai thác và thí nghiêm. Có thể thấy, khái niệm này tập trung vào vật nuôi được con người nuôi giữ, chăm sóc hoặc khai thác. Khái niệm này dường như dễ áp dụng hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

    Bảo vệ động vật (animal protection): Động vật cần được bảo vệ, tránh các hành động đối xử tàn nhẫn, ngược đãi như bỏ đói, bỏ khát, gây đau đớn, giết hại vô cớ; cấm săn bắt và giết thịt động vật. Khái niệm này dường như tập trung hơn vào bảo vệ các thú cưng và động vật hoang dã. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng khái niệm này nhưng dường như vẫn còn khó khăn trong triển khai thực tế.

    Quyền động vật (animal right): Động vật cũng có quyền cơ bản như con người (sống, di chuyển, có nơi ở, có đủ thức ăn, được đối xử bình đẳng …) và động vật cần phải được tôn trọng, bảo vệ, hỗ trợ để có đời sống tốt nhất. Quyền động vật được xem là cách đối xử cao nhất của con người với động vật so với khái niệm phúc lợi động vật và bảo vệ động vật. Khái niệm này đang gây ra nhiều tranh cãi vì có xung đột lớn với phúc lợi con người và ngành chăn nuôi của thế giới.

    Mức độ triển khai về phúc lợi động vật trên thế giới như thế nào?

    Các nước thuộc EU (28 quốc gia) có mức độ pháp lý khác nhau về phúc lợi động vật. Ủy ban châu Âu đã thúc đẩy phúc lợi động vật trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là điều kiện sống của động vật nông nghiệp. Một bước quan trọng trong năm 1998 là Chỉ thị của Hội đồng châu Âu 98/58/EC về bảo vệ động vật, đưa ra các quy tắc chung về bảo vệ động vật với các loài nuôi giữ để sản xuất thực phẩm, len, da hoặc lông thú hoặc để nuôimục đích khác, bao gồm cá, bò sát hoặc lưỡng cư. Các quy tắc này dựa trên Công ước Châu Âu về Bảo vệ Động vật.

    Ở nước Anh, từ năm 1979, hội đồng phúc lợi động vật (UK Farm Animal Welfare Council) đã đề xuất nội dung cơ bản gọi là ‘5 Tự do’ cho vật nuôi bao gồm:

    (1) Không bị đói khát (Freedom from hunger and thirst)

    (2) Không bị ức chế (Freedom from discomfort)

    (3) Không bị đau đớn, thương tích và bệnh tật (Freedom from pain, injury and disease)

    (4) Tự do được thể hiện tập tính (Freedom to express normal behaviour)

    (5)Không bị sợ hãi và căng thẳng (Freedom from fear and distress)

    Các quy định pháp luật về phúc lợi động vật và bảo vệ động vật của EU đang căn cứ vào Điều 13 của Hiệp ước Lesbon để xây dựng. Chi tiết quy định như sau: “Trong việc xây dựng và thực hiện trong khối EU về nông nghiệp, thủy sản, vận tải, thị trường nội bộ, nghiên cứu và phát triển công nghệ và chính sách không gian, EU và các quốc gia thành viên coi động vật là sinh linh sống, nên phải chú trọng đến các yêu cầu phúc lợi động vật, đồng thời tôn trọng các quy định pháp lý hoặc hành chính và phong tục tập quán của các nước thành viên liên quan đặc biệt đến nghi thức tôn giáo, truyền thống văn hóa và di sản khu vực”.

    Trên cơ sở đó nhiều nước thành viên đã xây dựng các quy định về phúc lợi động vật, bảo vệ động vật áp dụng riêng cho quốc gia đó. Nhiều nước thuộc EU (Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Bỉ, … tập trung vào Animal welfare. Nước Anh có Luật phúc lợi cho động vật trang trại (The Welfare of Farmed Animals Regulations 2007)

    Bắc Mỹ: Tại Canada có Luật thú y và bảo vệ động vật. Mỹ đã có Luật về phúc lợi động vật của liên bang từ năm 1966 tập trung vào động vật hoang dã và động vật biển, Luật này sau đó được sửa vào năm 1970 với việc bổ sung các động vật máu nóng được sử dụng trong các thí nghiệm, triển lãm, thú cưng hoặc được bán như thú cưng. Luật này lại được sửa tiếp vào năm 1976.Các bang có mức độ áp dụng là khác nhau. Mỹ cấm đối xử thô bạo với động vật và phạt tù lên đến 20 năm cho hành vi đối xử tàn bạo với động vật rồi quay video chia sẻ với người khác vì đây được coi là hành vi kích động bạo lực và vô nhân đạo.

    Châu Á: Các nước có ngành chăn nuôi phát triển đã quan tâm đến phúc lợi động vật, bảo vệ động vật. Thái Lan đã ban hành Luật chống đối xử thô bạo và phúc lợi động vật (Animal Cruelty Prevention and Animal Welfare Provision Act, 2557 BE); Hàn Quốc có Luật bảo vệ động vật (Animal protection act -2014); Tại Trung Quốc, mới chỉ có Luật bảo vệ động vật hoang dã. Đài Loan ban hành Luật Bảo vệ động vật (1998) và sửa đổi 2017.

    Có thể thấy, nhiều nước và vùng lãnh thổ đã thay đổi nhận thức và triển khai những văn bản pháp luật về phúc lợi động vật vào thực tiễn. Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi vật nuôi có điều kiện sống “hạnh phúc”, chế độ khai thác hợp lý sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao hơn. Một xã hội văn minh, một ngành chăn nuôi chuyên nghiệp cần tạo điều kiện cho vật nuôi có cuộc sống
    “hạnh phúc”.

    TS Võ Trọng Thành

    Cục Chăn nuôi

     

    Việc đưa vào Luật Chăn nuôi khái niệm “phúc lợi động vật” là phù hợp với hội nhập quốc tế và sự phát triển của một ngành chăn nuôi chuyên nghiệp và bền vững. Một số ý kiến cho rằng phải đổi cụm từ này thành “Đối xử nhân đạo” hoặc “Bảo đảm nhân đạo” hoặc “Đối xử với vật nuôi” để đưa vào Luật nhằm giúp mọi người dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, khi đổi như vậy làm cho việc dịch thuật văn bản luật này sang tiếng Anh sẽ không thống nhất. Phần giải thích từ ngữ trong luật có thể giải thích rõ nội hàm của cụm từ này. Hơn nữa, cụm từ phúc lợi vật nuôi sẽ có ý nghĩa rộng hơn so với các từ còn lại. Bởi vậy, đối với các văn bản quy phạm pháp luật, việc làm rõ các khái niệm nhằm đảm bảo hiểu đúng một nghĩa, áp dụng đúng một phương án kể cả văn bản tiếng Việt và tiếng Anh cho các tổ chức, cá nhân liên quan là hết sức quan trọng.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.