Ảnh hưởng từ việc lợn hơi ế ẩm nhiều tháng qua không những khiến người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh thua lỗ mà còn gây khó khăn cho chính quyền và cơ quan chuyên môn trong việc quản lý các cơ sở giết mổ (lò mổ) gia súc, gia cầm tập trung.
Dịch LMLM “vây” lò mổ
Hưởng ứng các đợt phát động về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ hoạt động kinh doanh giết mổ, thời gian vừa qua các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được 40 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, góp phần đưa tỷ lệ gia súc vào giết mổ tại các lò mổ đạt khoảng 70% (đối với lợn) và 90% (trâu, bò). Đây là nỗ lực rất đáng được khen ngợi và ngay Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cũng đã đánh giá Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu về quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 2 lò giết mổ treo và đều “dính” dịch LMLM
Mặt tích cực được Trung ương biểu dương là đương nhiên nhưng cũng phải nhìn nhận, gần đây công tác quản lý giết mổ gia súc tập trung tại địa phương này đang lâm vào cảnh bế tắc mà nguyên nhân chính có lẽ do hệ lụy từ việc giá lợn giảm sâu, thị trường ế ẩm.
Đến ngay lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh Nguyễn Khắc Khánh cũng thừa nhận: “Việc vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các lò mổ chưa thực hiện thường xuyên; dịch bệnh có nguy cơ lây lan từ các lò mổ cao; tỷ lệ gia súc đưa vào lò mổ tập trung giảm mạnh…”.
Chỉ trong thời gian 2 tháng (8 – 9/2017), Chi cục ghi nhận ít nhất 3 vụ việc liên quan đến các cơ sở thực hiện giết mổ gia súc bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Cụ thể, tháng 8, cơ quan chức năng phát hiện tại lò mổ xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên xuất hiện dịch LMLM, sau khi kiểm tra cho thấy lợn trước khi đưa vào lò bình thường nên nhiều khả năng mầm bệnh đã tồn tại trong lò mổ. Điểm dịch này buộc phải tiêu hủy 15 con lợn.
Ổ dịch thứ 2 được phát hiện vào ngày 5/9 tại lò giết mổ treo xã Gia Phố, huyện Hương Khê. Có 12/15 con bò được xác định bị bệnh LMLM. Vấn đề đáng nói ở đây là người dân không hợp tác trong việc khai báo. Cơ quan chức năng phải mất hơn 2 ngày vận động, tuyên truyền mới tiêu hủy được số bò bị bệnh. Theo cơ quan chức năng, đàn bò trên cũng đem vào nuôi nhốt 3 – 4 ngày mới phát bệnh vì kiểm tra nguồn gốc không phát hiện dịch.
Vụ việc thứ 3 xảy ra tại lò mổ treo từng được đánh giá… an toàn nhất tỉnh Hà Tĩnh là lò Thạch Đồng, TP Hà Tĩnh. Cơ quan chuyên môn kiểm tra 18 con bò thì có đến 11 con bị LMLM. Chủ lò mổ khai báo mua bò tại các xã Thạch Văn, Thạch Khê, Thạch Ngọc, Thạch Đỉnh (huyện Thạch Hà) nhưng quá trình kiểm tra đều không có dịch LMLM, điều này chứng tỏ mầm bệnh đã tồn dư âm ỉ tại lò mổ.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh “vây” các lò mổ, theo ông Nguyễn Khắc Khánh là do công tác vệ sinh môi trường chưa được chủ lò thực hiện thường xuyên; một số lò đưa gia súc vào nuôi nhốt quá lâu, ví dụ như lò Thạch Đồng hay huyện Đức Thọ nuôi nhốt từ 6 – 8 ngày mới giết mổ; giá lợn giảm sâu khiến thị trường ế ẩm, người nuôi cắt giảm chi phí bằng cách giảm đưa vào cơ sở giết mổ; một số lò như Sông Trí, TX Kỳ Anh xây bể biogas quá nhỏ, hoạt động không hiệu quả…
Tăng chế tài xử phạt
Việc chấn chỉnh các lò giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm. Minh chứng là Nghị định số 90/2017/NĐ-CP “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y” vừa được Chính phủ ban hành.
Thời gian lưu giữ trâu bò chờ giết mổ tại lò mổ thường kéo dài 6 – 8 ngày
Nghị định này bổ sung thêm một số điều so với Nghị định 119/2013/NĐ-CP, ngày 9/10/2013, ví dụ như vi phạm liên quan đến tiêm phòng vacxin phòng bệnh dại; phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết…
Nâng chế tài so với quy định cũ, phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Nghị định cũ phạt 2 – 3 triệu đồng); phạt 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (Nghị định cũ phạt 3 – 4 triệu đồng)…
Ngoài chế tài chung của cả nước, Hà Tĩnh cũng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các huyện, xã tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý. Yêu cầu các lò mổ xử lý nguồn nước giết mổ đảm bảo vệ sinh, khắc phục hệ thống xử lý môi trường, thực hiện vệ sinh trước, sau mỗi ca giết mổ; tiêu độc khử trùng toàn bộ lò mổ bằng hóa chất 2 tuần/lần; lưu giữ gia súc trong thời gian chờ giết mổ tại lò không quá 48 giờ để hạn chết dịch phát sinh.
Đặc biệt, thực hiện kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng giết mổ trong hộ gia đình không đảm bảo quy định.
Thanh Nga
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Theo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, hiện tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tại một số địa phương như Hương Khê, Vũ Quang, TX Kỳ Anh, Đức Thọ vẫn đạt thấp, đặc biệt nhiều xã để tái diễn tình trạng giết mổ tự phát thường xuyên tại hộ gia đình không đảm bảo quy định; nguồn nước sử dụng trong giết mổ là nước giếng khoan không đảm bảo chỉ tiêu về lý hóa; một số cơ sở chưa có khu xử lý chất thải rắn và khu xử lý phân gia súc, hệ thống biogas thể tích nhỏ so với lượng nước thải ra làm ảnh hưởng đến môi trường; cán bộ thú y chưa thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát giết mổ…
- cơ sở giết mổ li>
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- giết mổ tập trung li>
- quản lý giết mổ li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất