Trong năm 5 qua, phong trào thi đua yêu nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên không ngừng được đẩy mạnh, có sức lan tỏa sâu rộng và đạt được kết quả đáng khích lệ. Các phong trào thi đua gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến. Trong số đó có chị Phạm Thị Út Mai. Chị là điển hình trong chăn nuôi bảo tồn và phát triển gà xương đen (còn gọi là gà H’mông), một giống gà đặc sản vùng cao Tủa Chùa.
Hình minh hoạ
Trong chuyến công tác lên huyện Tủa Chùa, tôi có dịp ghé thăm gia đình chị Phạm Thị Út Mai ở đội 9, xã Mường Báng, là cơ sở nuôi và cung cấp giống gà xương đen lớn nhất huyện Tủa Chùa khi chị đang tất bật chuẩn bị xuất hơn 2.000 con gà giống xương đen để cung ứng cho Chương trình 135 và chương giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Chị Mai cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu thu mua, nuôi giống gà xương đen từ năm 2010. Ban đầu, khi chưa gây được nguồn giống ổn định, chúng tôi phải thu gom mua lẻ gà từ bà con dân bản trên toàn huyện về nuôi, đến khi gà đủ tuổi xuất chuồng sẽ bán một phần, còn lại tiếp tục nuôi đẻ và cho ấp gà giống. Cứ như vậy tích lũy dần kinh nghiệm và đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, năm 2014, gia đình tôi đã xuất ra thị trường 3 tạ gà thịt. Vừa qua, tôi ký hợp đồng với Ban Quản lý Dự án giảm nghèo các xã phân phối hơn 6.000 con gà xương đen giống cho hộ nghèo”. Ngoài ấp gà giống và nuôi gà thịt, gia đình chị Mai vẫn duy trì thu mua gà trưởng thành của người dân rồi xuất bán ra thị trường TP. Điện Biên Phủ. Đặc biệt, thị trường Hà Nội đã biết và rất ưa chuộng sản phẩm gà đen Tủa Chùa.
Chị Mai đóng đóng hộp gà con chuẩn bị xuất bán theo đơn đặt hàng
Tham quan cơ sở chăn nuôi của chị với gần 500 m2 chuồng trại được xây dựng kiên cố và chia ra các khu vực chăn nuôi gà thịt, gà sinh sản, khu vực đặt lò ấp nở. Với gà đen sinh sản, chị nuôi khoảng 500 con gà bố mẹ, mỗi tháng đẻ được khoảng 8000 trứng. Chị bán một nửa số trứng, số còn lại chị cho vào ấp, mỗi tháng cơ sở chị cho ra nở luân phiên 3- 4 mẻ với khoảng 3000 gà giống. Gà giống mới bóc trứng bán ra với giá 15.000 đồng/con; gà giống 21 ngày tuổi giá 35.000 đồng/con (tùy theo thời điểm); gà thịt nuôi mỗi năm 2 lứa gần 200 con xuất bán bình quân 1,5-1,8 kg/con với giá 170.000 đồng/kg. Từ nguồn bán giống, bán gà thịt và kinh doanh mua bán gà thịt, mỗi năm chị thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Trải qua hơn 5 năm duy trì và phát triển, mặc dù nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng đàn gà của gia đình chị vẫn khỏe mạnh. Có được kết quả đó là nhờ chị đã tuân thủ nghiêm ngặt việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh từ khâu nhập con giống, chăm sóc cho tới xuất bán sản phẩm. Ngay khi gà được 1 ngày tuổi, gia đình chị Mai đã tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh. Tùy theo tốc độ sinh trưởng, phát triển, gia đình chị tiêm các loại vắc xin như: bệnh niu-cát-xơn, tụ huyết trùng, cúm… kết hợp chế độ ăn, uống phù hợp, giữ vệ sinh chuồng trại và định kỳ tiêu độc, khử trùng. Chị thực quy trình chăn nuôi sạch và sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng. Chị dự định trong thời gian tới, khi nhu cầu khách đang ngày một tăng, chị Mai tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi, tiến tới nhận đơn đặt hàng hàng tuần theo yêu cầu.
Việc duy trì và phát triển mô hình gà xương đen của chị Mai không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế và nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mà đây còn là một mô hình tiêu biểu góp phần bảo tồn và phát triển giống gà quý ,chất lượng thịt ngon để tiến tới quảng bá được thương hiệu ra thị trường cả nước.
Chị Út Mai đang chăm sóc đàn gà xương đen giống bố mẹ
Ngoài chăn nuôi sản xuất giỏi, chị Mai rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, chăm lo cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi. Sự nỗ lực cố gắng của chị và gia đình đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Năm năm liền, gia đình chị được công nhận là hộ gia đình làm kinh tế giỏi và danh hiệu Gia đình văn hóa. Với thành tích trên chị Mai đã được tham dự và biểu dương trong Hội nghị điển hình tiên tiến trong ngành nông nghiệp của tỉnh là gương sản xuất giỏi, là người đi đầu trong việc bảo tồn và phát triển giống gia xương đen ở địa phương. Chị xứng đáng tấm gương điển hình cho bà con học tập và làm theo.
Nguyễn Chung – TTKN Điện Biên
Nguồn: TTKN Quốc gia
- gà xương đen li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Toi muon mua con giong thi lien he dia chi nao
Tôi ở Khánh Hòa muốn mua giống có gửi vào được không?