Năm 2023, địa phương sẽ di dời 3.130 cơ sở, với dự toán kinh phí hơn 57,8 tỷ đồng. Năm 2024, tỉnh thực hiện di dời 4.192 cơ sở, với dự toán kinh phí hơn 86,3 tỷ đồng.
Bến Tre sẽ di dời nhiều cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Ảnh: TTXVN
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương đang triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi và nuôi chim yến theo Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh về việc quy định vùng không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã ban hành các văn bản triển khai, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND và thực hiện các bước theo hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn số 1733/SNNCCCNTY ngày 23/5/2022.
Tại các địa phương, UBND các huyện, thành phố đã thông tin tuyên truyền đến các cơ sở chăn nuôi bằng các hình thức như tập huấn triển khai; thông tin qua hệ thống loa phát thanh; thông qua hệ thống các đoàn thể tuyên truyền đến tổ nhân dân tự quản. Đối với địa bàn đã có quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp xã đã xác định khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn.
Tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và phân kỳ kinh phí thực hiện giai đoạn 2023- 2024. Cụ thể, năm 2023, địa phương sẽ di dời 3.130 cơ sở, với dự toán kinh phí hơn 57,8 tỷ đồng. Năm 2024, tỉnh thực hiện di dời 4.192 cơ sở, với dự toán kinh phí hơn 86,3 tỷ đồng.
Đến nay, ngành chức năng tỉnh đã lập danh sách và thông báo bằng văn bản đến từng hộ dân thuộc diện di dời, với 6.830 cơ sở. Đáng chú ý, huyện Mỏ Cày Nam đã hoàn thành thủ tục hỗ trợ di dời cho 107 cơ sở chăn nuôi; trong đó, đã giải ngân cho 19 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí hơn 526 triệu đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, chăn nuôi là một trong những hoạt động sinh kế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. Loài vật nuôi chủ lực của tỉnh là lợn, bò và gia cầm. Đây cũng là ngành kinh tế giúp giải quyết được việc làm và góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Vì vậy, Nghị quyết số 30/2020/HĐND phù hợp với định hướng phát triển ngành chăn nuôi bền vững, điều chỉnh quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung, chuyển dịch ra khỏi nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư đến vùng nông thôn. Đồng thời, hình thành vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái.
Đặc biệt, thời gian qua, tại Bến Tre phát sinh nhiều cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến. Đây là một trong những hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu tại địa phương. Mặt khác công nghệ xây dựng nhà yến, dẫn dụ và khai thác yến đang phát triển, đem lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người chăn nuôi. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 611 nhà yến, tăng 28,5 % so với cùng kỳ năm 2022, ước sản lượng 1.296 kg/năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Theo đó, do còn xã đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch hoặc quy hoạch mới chưa được phê duyệt nên việc xác định khu vực không được phép chăn nuôi còn chậm. Nhiều hộ dân nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi nhưng không có đất để di dời hoặc nếu muốn chăn nuôi tiếp phải tự thỏa thuận giá thuê đất.
Trong khi đó, giá đất tại địa phương đã tăng rất nhiều, nên ảnh hưởng đến việc thực hiện di dời. Một số hộ dân không có đất khác để di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, bắt buộc phải ngừng chăn nuôi, trong khi các hộ này chưa tìm được nghề mới để tạo thu nhập cho gia đình…
Tại buổi làm việc với các địa phương về công tác di dời cơ sở chăn nuôi và nuôi chim yến theo Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện việc di dời theo tinh thần Nghị quyết số 30 và tập trung rà soát các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thuộc diện di dời. Các địa phương rà soát các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thuộc diện di dời theo nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND, đặc biệt là trên địa bàn các xã có thay đổi quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND để người dân nắm rõ, nhất là các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực thuộc diện di dời biết và thực hiện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người dân hoặc có nhu cầu đào tạo nghề nông thôn, tổng hợp, đề xuất để có các chương trình đào tạo phù hợp cho người dân./.
Công Trí/TTXVN
- cơ sở chăn nuôi li>
- di dời li> ul>
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất