Tình trạng què chân xảy ra tại các trang trại là một mối lo ngại đối với ngành chăn nuôi cùng với những tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bệnh què trong chăn nuôi heo rất ít được quan tâm. Tiến sĩ Monique Pairis-Garcia đánh giá thực tế.
Tình trạng què được định nghĩa là dáng đi bị nghiêng lệch, đây là một căn bệnh lâm sàng ở trang trại và được xem là mối lo ngại trong một số ngành chăn nuôi bao gồm các ngành chăn nuôi lấy sữa và thịt.
Bệnh què chân ở heo ít được chú ý
Điều đáng ngạc nhiên là bệnh què chân trong ngành chăn nuôi heo nhìn chung nhận được rất ít sự quan tâm. Không phải là do trong thực tế heo ít bị què hoặc bệnh què không gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế đối với nhà sản xuất. Trên thực tế, mức độ què chân của heo nái tại các trang trại chiếm từ 4-18%.
Bệnh què là nguyên nhân chính thứ 3 dẫn đến việc loại thải
Bệnh què là nguyên nhân chính thứ ba dẫn đến việc loại thải heo nái ra khỏi đàn tại Mỹ và có khoảng 10-15% heo nái sinh từ lứa 1-3 bị loại do què quặt trước khi chúng đạt đến điểm hòa vốn về mặt lợi nhuận. Tác động của bệnh què đối với ngành chăn nuôi thường được đánh giá chưa đúng vì bệnh què có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh sản thành công và tỷ lệ tăng trưởng của heo nái. Vì vậy, một con heo nái bị xác định loại thải do năng suất sinh sản kém là kết quả từ các nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh què nhưng vẫn chưa được chẩn đoán.
Heo nái ở sàn tráng bê tông có nguy cơ bị què cao gấp 4 lần
Có nhiều yếu tố gây ra bệnh què nghiêm trọng tại trại. Nhìn chung, heo nái nuôi trong chuồng có sàn được lát một phần hoặc toàn bộ bằng bê tông có nguy cơ bị què cao gấp bốn lần so với heo trong chuồng có đệm lót dày hoặc ngoài trời. Bên cạnh các hệ thống sàn lót, còn có các yếu tố bổ sung bao gồm cả khoảng cách giữa những tấm lót, cạnh và độ nhám bề mặt của tấm lót cũng liên quan đến vấn đề này. Tại Mỹ, chỉ xấp xỉ 5% heo nái mang thai được nuôi hoàn toàn ngoài trời và 15-20% heo nái được nuôi ngoài trời không hoàn toàn. Do đó, một số lượng lớn heo nái ở Mỹ có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề liên qua đến què chân.
Giảm thiểu tình trạng què tại trang trại có thể là một thách thức bởi nhiều lí do:
- Không có một nguyên nhân cụ thể nào của bệnh què chân; què có thể là kết quả của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, bị chấn thương hoặc do đặc tính di truyền tổng thể kém.
- Bệnh què thường rất khó xác định, chẩn đoán và điều trị tại chỗ và đòi hỏi người chăm sóc cần có các kỹ năng đặc biệt để nhận dạng vật nuôi bị què.
Bệnh què không thể được ngăn chăn hoàn toàn tại chỗ, phần lớn các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc giảm thiểu hoặc kiểm soát bệnh què để giảm tính nghiêm trọng và rút ngắn thời gian hồi phục tổng thể ở heo nái.
Giảm tỷ lệ què tại trang trại
Phương pháp nhằm giảm bệnh què tại chỗ đầu tiên là luân phiên hoặc thay đổi môi trường để tạo sự thoải mái cho heo nái. Không thực tế khi mong rằng tất cả heo nái sẽ được chuyển đến hệ thống chăn nuôi ngoài trời và hệ thống chăn nuôi heo hiện nay hạn chế khả năng tận dụng làm chỗ nằm bởi việc kiểm soát chất thải, các lựa chọn thay thế khác cần được xem xét thêm. Một số nghiên cứu bao gồm cả các nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Bang Ohio đánh giá ảnh hưởng của thảm cao su đối với bệnh què và khả năng hồi phục. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đặt thảm cao su làm giảm nguy cơ mắc bệnh què và khuyến khích heo nái đứng lên nằm xuống thường xuyên hơn. Tuy nhiên, giá trị của việc sử dụng thảm cao su cho heo nái bị què là chưa rõ ràng. Kết quả từ một nghiên cứu mới đây được tiến hành trên heo nái thương phẩm tại Mỹ đã chứng minh sự hiện diện của thảm cao su trong chuồng đẻ không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh què hoặc cải thiện thời gian phục hồi của heo nái đã bị què trước đó.
Mặc dù việc đặt thảm cao su tác động đến hành vi của heo nái và là công cụ mang lại lợi ích trong việc ngăn chặn bệnh què, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ làm thế nào thảm cao su có thể được sử dụng cho heo đã xác định là bị què tại trang trại. Ngoài ra, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế để cải thiện sự thoải mái, nâng cao năng suất tổng thể và tinh thần cho heo nái sẽ là vấn đề trọng yếu mà các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào những năm tới.
Biên dịch: Ecovet Team (theo PigProgress)
Nguồn: Ecovet
- heo nái li>
- chăm sóc lợn nái li>
- bệnh lợn nái li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Heo móng cái bị sưng, chân sau đi không được, đang mang thai được 1 tháng, sưng dưới lòng bàn chân nơi tiếp xúc với nền chuồng. Cho hỏi đấy là bênh gì vậy ạ? Khi đưa thức ăn tới miệng nó nó đều ăn,chỉ có điều nó đi không được thôi.