Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh còn có tên khác là “suyễn lợn“ thường xảy ra vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột: Mưa, gió, trời lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, ngột ngạt nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, mật độ nuôi không phù hợp, thức ăn nghèo các chất vi lượng, Vitamin A, D, E…

    Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn

    Nguyên nhân

     

    Là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mạn tính do Mycoplasma gây ra cho lợn ở mọi lứa tuổi đặc biệt lợn từ 1 – 3 tháng tuổi với các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản phổi. Bệnh được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn.

     

    Tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết thấp khoảng 10%, nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm khác thì tỷ lệ chết tăng cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi do lợn còi cọc, chậm lớn, chi phí điều trị lớn, chi phí phòng bệnh và chi phí thức ăn tăng.

     

    Phương thức truyền lây

     

    Lây trực tiếp: Từ lợn ốm sang lợn khoẻ qua đường hô hấp hoặc có thể truyền dọc từ lợn nái chửa mang trùng sang con trong giai đoạn bào thai.

     

    Lây gián tiếp: Thông qua con đường vận chuyển, mua bán phải đàn lợn mang trùng. Bệnh có đặc điểm cục bộ, chỉ xảy ra trong khu chăn nuôi, trong trại có bệnh.

     

    Triệu chứng

     

    Thời kỳ nung bệnh dài từ 1 – 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 – 3 ngày. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản phổi và thông thường có 2 thể bệnh: cấp tính và mãn tính.

     

    Thể cấp tính

     

    Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nàm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt.
    Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ 39,5 – 400C.

     

    Lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, thở khó, ho nhiều. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

     

    Thể mãn tính

     

    Thể này thường từ thể cấp tính chuyển sang. Lợn con và lợn nái không có chửa hay mắc.

     

    Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài, ho khan, có khi ho giật từng cơn rồi nôn mửa, lưng cong, cổ vươn, mõm cúi xuống, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn khó thở nặng.

     

    Lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.

     

    Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.

     

    Một số trường hợp bị viêm khớp và vì thế chúng đi lặc, đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và con chết yểu.

     

    Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ.

     

    Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.

     

    Phòng bệnh

     

    – Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, luôn đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

     

    – Thực hiện phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi 1 lần/tuần.

     

    – Sau mỗi đợt nuôi tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; dùng nước vôi 10 – 20% quét kỹ tường chuồng, nền chuồng.

     

    – Con giống nhập vào nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ vùng an toàn dịch, được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, thực hiện nuôi cách ly theo dõi 15 ngày mới nhập đàn.

     

    Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho lợn ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng; Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

     

    Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp; Tiêm phòng vắcxin đầy đủ.

     

    Điều trị

     

    Sử dụng kháng sinh đồng thời vừa trộn thức ăn cho lợn ăn toàn đàn và tiêm cho những con ốm:

     

    – Trộn Tylosin hoặc Tiamulin với liều 10-20 mg/kg TT cho toàn đàn ăn liên tục 5-7 ngày.

     

    – Tiêm bắp cho những lợn ốm, dùng 1 trong các loại thuốc sau:

     

    + Marbofloxaxin: liều 1ml/20kg TT, tiêm 3 lần, cách 2 ngày tiêm 1 lần.

     

    + Draxxin: liều 1ml/40kg TT, tiêm 2 lần, sau 4 ngày tiêm mũi 2.

     

    + Tylosin: Liều 20mg/kg TT, tiêm bắp thịt, ngày 2 lần, liệu trình: 6 ngày.

     

    + Tiamulin: Liều 20mg/kg thể trọng, có thể kết hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg thể trọng hoặc Gentamycin, liệu trình 6 – 7 ngày.

     

    – Sử dụng các loại thuốc trợ tim, trợ sức cho con vật như: Cafein, Vitamin B1, Vitamin C… Kết hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

     

    Thanh Chương (t/h)

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T6,22/11/2024

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.