[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh còn có tên khác là “suyễn lợn“ thường xảy ra vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột: Mưa, gió, trời lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, ngột ngạt nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, mật độ nuôi không phù hợp, thức ăn nghèo các chất vi lượng, Vitamin A, D, E…
Nguyên nhân
Là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mạn tính do Mycoplasma gây ra cho lợn ở mọi lứa tuổi đặc biệt lợn từ 1 – 3 tháng tuổi với các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản phổi. Bệnh được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn.
Tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết thấp khoảng 10%, nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm khác thì tỷ lệ chết tăng cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi do lợn còi cọc, chậm lớn, chi phí điều trị lớn, chi phí phòng bệnh và chi phí thức ăn tăng.
Phương thức truyền lây
Lây trực tiếp: Từ lợn ốm sang lợn khoẻ qua đường hô hấp hoặc có thể truyền dọc từ lợn nái chửa mang trùng sang con trong giai đoạn bào thai.
Lây gián tiếp: Thông qua con đường vận chuyển, mua bán phải đàn lợn mang trùng. Bệnh có đặc điểm cục bộ, chỉ xảy ra trong khu chăn nuôi, trong trại có bệnh.
Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh dài từ 1 – 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 – 3 ngày. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản phổi và thông thường có 2 thể bệnh: cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính
Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nàm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt.
Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ 39,5 – 400C.
Lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, thở khó, ho nhiều. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.
Thể mãn tính
Thể này thường từ thể cấp tính chuyển sang. Lợn con và lợn nái không có chửa hay mắc.
Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài, ho khan, có khi ho giật từng cơn rồi nôn mửa, lưng cong, cổ vươn, mõm cúi xuống, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn khó thở nặng.
Lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.
Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.
Một số trường hợp bị viêm khớp và vì thế chúng đi lặc, đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và con chết yểu.
Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ.
Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.
Phòng bệnh
– Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, luôn đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
– Thực hiện phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi 1 lần/tuần.
– Sau mỗi đợt nuôi tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; dùng nước vôi 10 – 20% quét kỹ tường chuồng, nền chuồng.
– Con giống nhập vào nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ vùng an toàn dịch, được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, thực hiện nuôi cách ly theo dõi 15 ngày mới nhập đàn.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho lợn ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng; Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp; Tiêm phòng vắcxin đầy đủ.
Điều trị
Sử dụng kháng sinh đồng thời vừa trộn thức ăn cho lợn ăn toàn đàn và tiêm cho những con ốm:
– Trộn Tylosin hoặc Tiamulin với liều 10-20 mg/kg TT cho toàn đàn ăn liên tục 5-7 ngày.
– Tiêm bắp cho những lợn ốm, dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Marbofloxaxin: liều 1ml/20kg TT, tiêm 3 lần, cách 2 ngày tiêm 1 lần.
+ Draxxin: liều 1ml/40kg TT, tiêm 2 lần, sau 4 ngày tiêm mũi 2.
+ Tylosin: Liều 20mg/kg TT, tiêm bắp thịt, ngày 2 lần, liệu trình: 6 ngày.
+ Tiamulin: Liều 20mg/kg thể trọng, có thể kết hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg thể trọng hoặc Gentamycin, liệu trình 6 – 7 ngày.
– Sử dụng các loại thuốc trợ tim, trợ sức cho con vật như: Cafein, Vitamin B1, Vitamin C… Kết hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
Thanh Chương (t/h)
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo hơi trong thời gian tới li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Nghiên cứu cho thấy bóng râm ở bãi chăn nuôi giúp cải thiện mức tăng trọng hàng ngày của gia súc
- Cho gia súc ăn rong biển đỏ có thể làm giảm đáng kể lượng khí mê-tan thải ra từ đường ruột
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lên men (FTMR): Thêm một giải pháp cho người chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Ngãi
- Nghiên cứu đánh giá khả năng nhược độc và hiệu lực bảo hộ của chủng vắc-xin nhược độc VNUA-ASFV-LAVL3 trên lợn thí nghiệm
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến ăn vào và khả năng tiêu hoá ở trâu bò
- Phát thải trong chăn nuôi: Thay đổi góc nhìn khách quan và toàn diện hơn
- Giảm tiêu chảy, đảm bảo tăng trưởng của heo con cai sữa với nguồn đạm thực vật tân tiến Nextide
- Immunoglobulin: Giải pháp mới cho sức khỏe của lợn
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
- AI – Có thể thay đổi các nhà máy TĂCN trong tương lai như thế nào?
- Lông gia cầm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh HPAI
- Xây dựng tiêu chuẩn (nhu cầu) dinh dưỡng cho gà thả vườn
- Probiotic mới được chứng minh có thể cải thiện tiêu hóa ở gia cầm và lợn
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng chất béo hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- Xác định các biểu hiện của mèo mắc bệnh nấm men do Pachydermatis Malassezia
- Olmix Asialand Việt Nam và PetHealth: Hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thú cưng
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Mộng mắt (cherry eye) trên chó
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả
- Mèo bị chướng bụng, đầy hơi và cách chữa trị
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Nghiên cứu cho thấy bóng râm ở bãi chăn nuôi giúp cải thiện mức tăng trọng hàng ngày của gia súc
- Cho gia súc ăn rong biển đỏ có thể làm giảm đáng kể lượng khí mê-tan thải ra từ đường ruột
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lên men (FTMR): Thêm một giải pháp cho người chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Ngãi
- Nghiên cứu đánh giá khả năng nhược độc và hiệu lực bảo hộ của chủng vắc-xin nhược độc VNUA-ASFV-LAVL3 trên lợn thí nghiệm
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến ăn vào và khả năng tiêu hoá ở trâu bò
- Phát thải trong chăn nuôi: Thay đổi góc nhìn khách quan và toàn diện hơn
- Giảm tiêu chảy, đảm bảo tăng trưởng của heo con cai sữa với nguồn đạm thực vật tân tiến Nextide
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Bí quyết công thức nuôi vịt thịt ức dày, thịt ngon
- Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất