Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 67.000 - 72.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 72.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 73.000 - 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 73.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 74.000 đ/kg
    •  
  • Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

    Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 – 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

    Anh Lê Hoàng Trung (44 tuổi), ngụ khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ về mô hình nuôi chồn của gia đình. Ảnh: Trọng Linh.

     

    Thời gian gần đây, nghề nuôi chồn hương phát triển mạnh tại nhiều địa phương ở tỉnh Cà Mau như Ngọc Hiển, Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân và TP. Cà Mau. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống để khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi này.

     

    Chồn hương là loài vật dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, thức ăn phong phú và dễ kiếm. Đặc biệt, đầu ra ổn định cùng lợi nhuận cao đã giúp nhiều hộ vươn lên ổn định kinh tế từ việc bán giống kết hợp chăn nuôi thương phẩm. Đến nay, nhiều người đã tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn, không chỉ cung cấp con giống mà còn nhiệt tình hỗ trợ kỹ thuật cho những người mới bắt đầu.

     

    Giữa tháng 5, cùng cán bộ thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), chúng tôi đến thăm ông Lê Hoàng Trung (44 tuổi), cư trú tại khóm 4, người có gần 10 năm kinh nghiệm nuôi chồn hương. Ông Trung am hiểu từng thói quen sinh hoạt, từ ăn uống đến các dấu hiệu bệnh của chồn.

    Thức ăn hàng ngày của chồn chủ yếu là chuối và cá rô phi, nhờ đó chi phí nuôi rất thấp. Ảnh: Trọng Linh.

     

    Ông Trung chia sẻ, trước kia ông làm nghề biển, công việc vất vả, đầy rẫy rủi ro mà thu nhập bấp bênh. Một lần tình cờ quen người nuôi chồn sinh sản, ông thấy mô hình này mang lại hiệu quả nên bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư chuồng trại cùng con giống, bắt đầu hành trình mới với nghề nuôi chồn hương.

     

    “Ban đầu vốn ít, kinh nghiệm chưa có, tôi chỉ xây chuồng nhỏ và mua 5 cặp chồn giống về nuôi. Vài tháng sau, chồn bắt đầu sinh sản, tôi mở rộng quy mô để nuôi thêm con giống. Qua gần một năm, tôi nhận ra chồn dễ nuôi, sinh sản tốt, thức ăn quanh đây có cá rô phi, chuối rất dễ kiếm, nên khả năng sinh lời rất cao. Từ đó, tôi quyết định rời biển, gắn bó với nghề nuôi chồn hương đến nay,” ông Trung tâm sự.

    Ông Trung đánh dấu số cho từng con chồn để dễ dàng theo dõi kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Trọng Linh.

     

    Đến nay, trang trại của ông Trung đã được mở rộng, đầu tư khang trang, sạch sẽ, đảm bảo điều kiện sinh sống cho khoảng 140 cá thể chồn giống.

     

    “Chồn giống bây giờ có giá khá cao, chồn con khoảng 40 ngày tuổi là bán được với giá 8 triệu đồng/cặp. Do mới biết ăn nên mình tập cho chúng ăn chuối chín, khoảng tuần sau cho ăn dặm cá rô phi. Chồn này nếu nhanh khoảng 7 tháng là sinh sản, còn chậm thời gian kéo dài lên khoảng vài tháng. Nuôi chồn sinh sản, điều kiêng kỵ nhất là phối giống cận huyết, khi đó chồn con sinh ra sẽ rất yếu ớt và trọng lượng khi trưởng thành không cao”, ông Trung nói.

     

    Ông Trung cho biết thêm, để tránh cận huyết, ông thường sử dụng khoảng 2 – 3 con đực thay đổi luân phiên để phối giống với các con cái trong trang trại.

     

    “Tôi lấy ví dụ, đợt này mình cho con này giao phối, đến lần sau mình đổi con đực khác. Cứ thế luân phiên qua lại mà không sợ bị cận huyết. Chồn con sinh ra vẫn sinh trưởng phát triển tốt”, ông Trung chia sẻ về kỹ thuật nuôi.

    Ông Trung chia sẻ kỹ thuật nuôi chồn hiệu quả với phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Văn Vũ.

     

    Chia sẻ về kỹ thuật nuôi chồn hương, ông Trung cho biết, tập tính của chồn hương là loài sống hoang dã, nên khi nuôi nhốt cần có chuồng trại kiên cố, khu vực nuôi phải cao ráo, thoáng mát, nước uống phải sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa cho chồn và vệ sinh chuồng trại khô ráo. Bệnh thường gặp ở chồn hương chủ yếu là đường ruột, khi thấy vật nuôi có biểu hiện buồn, chán ăn thì người nuôi nên giảm lượng thức ăn và tăng cường men tiêu hóa, men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống để vật nuôi ăn trực tiếp.

     

    Sau gần 10 năm nuôi chồn hương, đến nay ông Trung đã có nguồn thu nhập ổn định và xây dựng được nhà cửa khang trang. Hướng tới, ông sẽ mở rộng thêm chuồng trại, tăng số lượng đàn vật nuôi và xây dựng kênh thông tin trên mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu mô hình. Từ đó, kết nối khách hàng để bán con giống.

     

    “Tôi định sẽ tìm hiểu cách xây dựng các kênh mạng xã hội quay lại cảnh mình chăn nuôi, ghi lại quá trình sinh sản, cách chăm sóc chồn hương để giới thiệu cho nhiều người xem, nếu có người cần mình sẽ cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Bây giờ, mà không rành về công nghệ làm gì cũng khó, buôn bán cũng không được nhiều”, ông Trung chia sẻ.

     

    Ông Trung cho biết, đầu ra chồn hương thương phẩm hiện nay rất ổn định, với mức giá từ 1,3 – 1.4 triệu đồng/kg, được thương lái ở các tỉnh lân cận và thậm chí là ở TP. Hà Nội, TP. HCM đến tận nơi để thu mua, với mức giá này người nuôi đảm bảo có lãi.

    “Chồn là loài ăn tạp nên tùy theo địa phương, vùng miền mà người nuôi có thể cho chồn ăn thức ăn khác nhau. Riêng tôi, tôi chọn chuối và cá phi làm thức ăn cho chồn, vì loại này dễ tìm và có nhiều ở địa phương. Trung bình, một con chồn trưởng thành sẽ ăn khoảng 200 – 250gram cá phi/ngày và 2 quả chuối chín. Ăn chuối là để bổ sung dinh dưỡng để cho vật nuôi thuận lợi cho việc tiêu hóa”, ông Trung cho hay.

     

    Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), ông Huỳnh Thanh Đảm, đánh giá mô hình nuôi chồn hương của ông Lê Hoàng Trung tại khóm 4 mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ kết hợp nuôi chồn sinh sản và bán thương phẩm, ông Trung có nguồn thu nhập ổn định, đời sống ngày càng cải thiện.

     

    Hiện, ông Trung đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và luôn sẵn lòng chia sẻ kỹ thuật, hướng dẫn người mua giống về nuôi. Địa phương cũng thường xuyên giới thiệu người dân đến tham quan, học hỏi. Nhiều hộ sau khi áp dụng mô hình đã đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình tiêu biểu, cần được nhân rộng trong thời gian tới.

     

    Nguồn: nongnghiepmoitruong.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.