[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2022, giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp đạt 34.464,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021; trong đó (GTSX) chăn nuôi chiếm 32,9%, tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi đạt 32,7%.
Theo Cục Thống kê Bình Phước số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ước tháng 3/2023 là: Đàn trâu 12.720 con; đàn bò 40.100 con; Đàn lợn hiện có 1.737.400 con; Đàn gia cầm 10.087 ngàn con. Chăn nuôi lợn quy mô trang trại có 390 trại với số lượng chiếm 95% tổng đàn; có 256 trại có chuồng lạnh, kín (chiếm 65.64% tổng số trại), 134 trại có chuồng hở (chiếm 34,36% tổng số trại). Đối với chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại có 88 trại với số lượng chiếm 57% tổng đàn; có 59 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (chiếm 67% tổng số trại), còn lại là trại hở, bán nuôi thả.
Phát triển chăn nuôi công nghiệp gắn chuỗi giá trị chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất, thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đầu tư tại Bình Phước, như: CP, Japfa, Emivest, CJ, Hòa Phước, Thái Việt, Tập đoàn Tân Long, New Hope, Vietswan, Dabaco, Sunjin, Velmar,… Chăn nuôi theo chuỗi đang được tỉnh và các nhà đầu tư chú trọng phát triển, đã có các chuỗi sản phẩm gà đạt điều kiện xuất khẩu. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 03 nhà máy ấp trứng gia cầm (công suất 7,5 triệu con gà/tháng), 03 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (CP, Dabaco, Japfa) và 02 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm (nhà máy CPV Food công suất 100 triệu con gà/năm, nhà máy Japfa công suất 448.000 con gà/năm) đang hoạt động sản xuất. Tỉnh đã hình thành chuỗi thịt gà an toàn dịch bệnh xuất khẩu của Công ty TNHH CPV Food. Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác chăn nuôi đã và đang được hình thành và được quan tâm hơn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 44 cơ sở chăn nuôi gia cầm ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm, 39 cơ sở chăn nuôi gà ATDB đối với bệnh Niu-cát-xơn, 02 cơ sở chăn nuôi vịt ATDB đối với Dịch tả vịt; 128 cơ sở chăn nuôi lợn được công nhận ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng, 123 cơ sở chăn nuôi ATDB đối với bệnh Dịch tả lợn cổ điển và 77 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB đối với bệnh Dịch tả lợn Châu phi còn hiệu lực. Các trại lợn được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật chiểm 33% tổng số trại lợn, trại gia cầm chiếm 50% tổng số trại gia cầm. Các trang trại chăn nuôi còn lại được tổ chức giám sát dịch bệnh theo quy định và đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.
Đỗ Dương
- Bình Phước li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất