Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải khí nhà kính.
Chăn nuôi vịt bằng đệm lót sinh học tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: KS.
Lợi ích chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học
Những năm qua, ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Toàn tỉnh hiện có hơn 192.000 con trâu, bò; 397.500 con lợn; 38.300 con dê cừu và hơn 6,8 triệu con gia cầm.
Tuy nhiên theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tự phát, thiếu quy hoạch đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Mỗi năm chăn nuôi phát thải khí nhà kính lớn, việc xử lý chất thải chưa hiệu quả.
Ông Ngô Thái Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận cho biết, trong quá trình chăn nuôi phát thải khí nhà kính nhiều nhất là metan, khí này phát sinh từ đường tiêu hóa của gia súc và chất thải. Chất thải chăn nuôi khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nguy hại hơn nếu không xử lý kịp thời.
Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã và đang triển khai các mô hình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học gắn với các mô hình xử lý chất thải tại chỗ, hạn chế thấp nhất thải ra môi trường.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Ảnh: KS.
Chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên nền đệm lót được làm bằng nguyên liệu có độ tro cao (trấu, mùn cưa, rơm, rạ) trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi trong chuồng trại.
Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm khí thải, đặc biệt là metan, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, mặt khác vật nuôi tăng trọng nhanh, tạo ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hơn nữa, đệm lót sau khi sử dụng có thể ủ làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sản phẩm sạch, cải thiện chất lượng đất, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn, hữu cơ, giảm phát thải khí nhà kính.
Mô hình nuôi bò giảm phát thải
Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, từ năm 2022 – 2024, đơn vị đã thực hiện mô hình “Chăn nuôi bò theo hướng tuần hoàn” tại các xã Bình Tân, Sông Lũy, Bình An, Phan Lâm (huyện Bắc Bình); Thuận Hòa (huyện Hàm Thuận Bắc); Mương Mán và Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) với quy mô 210 con bò vỗ béo.
Mô hình chăn nuôi giảm phát thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Ảnh: KS.
Mô hình kết hợp với trồng cỏ, bắp sinh khối và chế biến thức ăn xanh nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, bảo đảm an toàn sinh học, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, trước khi vỗ béo, bò được tiêm phòng ngừa các bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và tẩy nội, ngoại ký sinh trùng.
Bò vỗ béo theo phương pháp chăn nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, nuôi nhốt tại chuồng, mỗi ngày cho bò ăn khoảng 15 – 20kg thức ăn thô xanh và 3 – 4kg thức ăn tinh hỗn hợp (tuỳ trọng lượng bò). Sử dụng chế phẩm Balasa N01 để làm đệm lót sinh học trong chuồng bò. Thời gian vỗ béo bò khoảng 90 ngày, sau khi kết thúc cho mổ thịt ngay, lợi nhuận từ 2 – 3 triệu đồng/con.
Trồng cỏ ủ chua dự trữ thức ăn cho bò. Ảnh: KS.
“Để có mức lãi trên, chúng tôi hướng dẫn bà con trồng cỏ VA06 làm thức ăn thô xanh có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ chăn nuôi bò”, ông Ngô Thái Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận cho biết.
Theo ông Sơn, giống cỏ VA06 rất dễ trồng, có bộ rễ phát triển mạnh, thời gian đẻ nhánh sớm, mọc tập trung và rất mềm, ngọt. Sau 50 – 60 ngày trồng, cỏ cao bình quân từ 160 – 200cm, năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha ở lứa cắt đầu tiên. Nếu trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng kỹ thuật cỏ có thể thu hoạch được 3 – 4 năm, một năm có thể thu hoạch 7 – 8 lứa, tương đương khoảng 300 – 350 tấn/ha cỏ tươi, đủ nuôi khoảng 25 – 30 bò. Nếu cỏ dư, các hộ tiến hành ủ chua để dự trữ, chủ động nguồn thức ăn cho bò.
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, 3 năm qua, Trung tâm đã thực hiện mô hình giúp bà con ủ chua cỏ bằng túi nilon với quy mô trên 100 tấn thức ăn. Công thức ủ chua cỏ gồm cỏ VA06 + 3% bột bắp + 0,5% muối ăn, bổ sung thêm rỉ mật, men vi sinh; hoặc bắp sinh khối + 5% rỉ mật + 0,5% muối ăn + 0,1% men vi sinh.
Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận hướng dẫn nông dân phương pháp ủ chua cỏ. Ảnh: KS.
Sau 3 tuần ủ, bà con có thể lấy cỏ cho bò ăn, lấy từng lớp một từ trên xuống và sau mỗi lần lấy cỏ cần đậy kín nilon lại. Cỏ ủ tốt bắt màu mật, có màu vàng xanh tự nhiên, mùi thơm, không mềm nhũn, không mốc và quá chua. Tuy nhiên bà con cần tính toán để mỗi hố ủ chỉ đủ cho bò ăn trong vòng 7 – 10 ngày liên tục.
Trong khẩu phần ăn của bò, lượng thức ăn ủ chua cho mỗi con khoảng 5 – 7kg/100kg thể trọng/ngày và phải phối trộn với các loại thức ăn khác (cỏ khô, rơm khô…) để tránh trường hợp bò bị axit dạ cỏ.
Thức ăn ủ chua có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, có thể dự trữ trong thời gian dài, góp phần chủ động nguồn thức ăn cho mùa khô thiếu cỏ, phát triển chăn nuôi gia súc an toàn, giúp giảm phát thải khí nhà kính, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con chăn nuôi.
Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận vừa được Bộ NN-PTNT phê duyệt chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu” thực hiện từ năm 2025 – 2027. Dự án sẽ mở ra tư duy chăn nuôi trong tình hình mới, đáp ứng an toàn thực phẩm, môi trường, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kim Sơ
Nguồn: nongnghiep.vn
- phát thải khí nhà kính li>
- giảm phát thải khí nhà kính li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất