[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tại Hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả triển khai các biện pháp ổn định thị trường và phát triển chăn nuôi lợn tổ chức tại Hà Nội ngày 29/8/2017.
Đếm trên đầu ngón tay doanh nghiệp chế biến thịt lợn!
Nhìn lại cuộc khủng hoảng lợn vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, có 2 nguyên nhân chính:
Một là, sức sản xuất lớn của nông nghiệp Việt Nam đặc biệt là sản xuất thực phẩm. Hiện tại, đầu người VN hiện nay ăn 100 quả trứng năm, 50 kg thịt, 80 kg cá, 20 lít sữa, 500 kg lương thực, 300-400kg rau quả làm cho tổng thể cung cầu của chúng ta vượt biên độ. Cung vượt cầu, chính vì vậy đảo lộn bữa cơm hàng ngày thịt gà trứng sữa rau thịt. Mất cân đối cung cầu.
Thứ hai, tổ chức ngành hàng của chúng ta chưa tốt, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Có 3 công đoạn đó là: Sản xuất – Tổ chức thị trường- Chế biến. Chúng ta chỉ làm tốt khâu sản xuất, còn tổ chức thị trường, chế biến thì hoàn toàn không tốt.
Bộ trưởng Cường chỉ ra: Chế biến hiện nay chúng ta đếm trên đầu ngón tay những doanh nghiệp như vậy. Chúng ta chỉ có 2900 lò mổ quy hoạch công nghiệp, chiếm 3%. Đặc biệt chỉ có 8 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn choai, lợn sữa. Như vậy là hoàn toàn không đáng kể, khâu chế biến và thị trường là rất yếu. Trong khi đó, tổ chức sản xuất vẫn còn tới 3 triệu hộ nhỏ lẻ, sản xuất dư thừa và tổ chức thị trường chưa tốt.
Thịt lợn ăn vẫn còn tươi, ăn theo kiểu truyền thống. Dó đó, giọt nước tràn ly, cái nhánh lợn to tạ rưỡi dồn toa lại, dừng lại. Thị trường bị bội thực cộng với vào hè ăn ít thịt lợn, tạo nên áp lực cao.
“Đánh giá lại quá trình giải cứu vừa qua, kiểm điểm lại giải cứu là đúng. Xảy ra như vậy thì ai cũng phải có trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Việc giải cứu đã đưa giá lợn về tiệm cận giá thành trung bình của xã hội. Với giá thành như vậy thì 1/3 nhóm tiên tiến hưởng lợi. Mục tiêu về môi trường đã đạt được nếu lúc đó chúng ta đã có giải pháp quyết liệt thì sẽ thế nào. Một điểm nữa chúng ta giữ được những ngành hàng lớn và tạo được ra những tiền đề mới.
Chúng ta sẽ giảm đàn nái còn 3 triệu con nhưng vẫn giữ nguyên sức sản xuất vẫn giữ nguyên vì đây là những con nái tiên tiến.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị
Thị trường tiêu thụ chính vẫn là nội địa
Ông Nguyễn Xuân Dương, phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, trong 3 tháng vừa qua, các địa phương đã giảm nguồn cung mặt hàng thịt lợn bằng cách loại thải được gần 500 ngàn lợn nái, tương đương với khoảng 10,28%. Đây là con số rất lớn, không chỉ có ảnh hưởng tới trực tiếp đến nguồn cung con giống mà còn có ảnh hưởng lâu dài đến những năm tiếp theo.
Cùng với đó, tăng sức tiêu thụ mặt hàng thịt lợn tại chỗ: Các bộ ngành và địa phương đã vào cuộc tuyên truyền, vận động người tiêu dùng tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm từ thịt lợn. Trong đó có tổ chức còn giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, cán bộ và người lao động về hạn mức tối thiểu thịt lợn cần tiêu thụ trong tháng như Bộ Công an, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tập đoàn Sam Sung.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, giá lợn hơi đã có dấu hiệu hồi phục từ đầu tuần của tháng 5/2017, chỉ sau tuần triển khai các biện pháp chỉ đạo của Chính phủ, giá lợn trong nước đã tăng 5.000-7.000 đồng/kg với mức tăng này giúp người chăn nuôi lợn trong nước đỡ thua thiệt từ 1.500-2.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng vừa qua, các biện pháp giải cứu lợn đã làm ổn định vì ngành chăn nuôi lợn- ngành kinh tế lớn chiếm tới 70% thị trường thịt, với 3 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; đằng sau đó là một hệ thống dịch vụ, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và tài chính ngân hàng.
Khuyến cáo cho bà con chăn nuôi lợn thời gian tới, ông Dương cho rằng: Giá lợn hiện nay chỉ giúp người chăn nuôi đỡ lỗ, thậm chí còn hòa. Với khối lượng thịt lợn trong sản xuất còn nhiều, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn từ nay đến Tết, cũng như khối lượng đang sản xuất thì chúng ra không có nguy cơ thiếu. Giá lợn nếu có tăng cũng chỉ từ 35-40.000 đồng/kg, người chăn nuôi đỡ lỗ và có lãi một chút. Cục chăn nuôi có ý kiến cho các địa phương tăng cường kiểm soát việc tăng đàn, chúng ta không được tăng đàn và cần kiểm soát quá trình chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi để giảm nữa giá thành chăn nuôi lợn của Việt Nam. Giá lợn của các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, nếu các hiệp định thương mại có hiệu lực thì việc thịt lợn nhập khẩu có thể xảy ra.
Một số bài học kinh nghiệm được ông Dương chỉ ra đó là: Cần đánh giá đúng tình hình thực tế về nguồn cung và thị trường tiêu thụ mặt hàng thịt lợn, đó là cung đã vượt cầu khá lớn và thị trường tiêu thụ chính vẫn là nội địa. Khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường và tổ chức sản xuất theo các chuỗi liên kết, trong đó vai trò của các doanh nghiệp kết nối đầu ra với từng phân khúc thị trường là rất quan trọng trong cân đối cung cầu và tiêu thụ nông sản cho nông dân…
Toàn cảnh hội nghị
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng thời gian tới cần lưu ý những nội dung chính của ngành chăn nuôi như sau: Nhận dạng lại ngành chăn nuôi lợn. Có 2 điểm mấu chốt là sức sản xuất và nhu cầu, cũng như khả năng chế biến; Phải cơ cấu lại ngành chăn nuôi lợn theo 2 hướng đó là: Một nhánh đi theo công nghiệp cần thiết phải hạ giá thành về: giống, chuồng trại, quản lý tốt. Nhánh thứ hai là đẩy mạnh rất nhanh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo hướng đặc sản; Coi phát triển bền vững là đòi hỏi cấp thiết từ môi trường, kinh tế và an sinh xã hội. Đây là câu chuyện rất khó của ngành chăn nuôi Việt Nam bởi chúng ta phải lo cho 3 triệu hộ nông dân, phải chuyển đổi lao động một cách từ từ; Ngành thức ăn chăn nuôi cũng phải thay đổi: Các tỉnh không cho tăng công suất nữa. Đồng thời một số bộ phận chuyển sang chế biến thức ăn theo hướng hữu cơ; Tổ chức lại sản xuất phải thay đổi. Cả doanh nghiệp, hộ chăn nuôi đều phải làm theo chuỗi; Tư duy quản lý của nhà nước cũng phải thay đổi.
Trần Ngân
- hội nghị nông nghiệp li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất