[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhờ chăn nuôi có chất lượng và hiệu quả cao, Brazil trở thành nước xuất khẩu đứng đầu và sản xuất đứng thứ ba trên thế giới. Năm 2020, khoảng một phần ba sản lượng thịt gà của Brazil, là dành cho xuất khẩu 4,6 triệu tấn trên tổng số 14,3 triệu tấn – đến hơn 150 nước trên thế giới.
Nhờ phương thức canh tác bền vững và khí hậu cận nhiệt đới, gà ở Brazil được nuôi trong không gian thông thoáng với mật độ thấp hơn. Từ đó gà có sức khỏe và điều kiện phúc lợi tốt hơn, chăn nuôi thân thiện với môi trường và giá cả cạnh tranh hơn.
Chăn nuôi gia cầm bền vững và khỏe mạnh
Phần lớn thịt gà xuất khẩu của Brazil đến từ các nông hộ nhỏ. Một chuỗi sản xuất khép kín được tích hợp từ trại con giống, người nuôi, lò mổ và doanh nghiệp xuất khẩu.
Gà được nuôi ở dạng chuồng mở một bên, thông gió tự nhiên và lấy ánh sáng ban ngày. Dạng nuôi nhiều phúc lợi cho động vật, hạn chế nắng nóng vượt ngưỡng và bệnh tật. Brazil nằm trong số ít quốc gia sản xuất gia cầm lớn, hiện chưa ghi nhận trường hợp Cúm gia cầm nào và không xuất hiện bệnh Newcastle. Gia cầm xuất khẩu đều nói không với hormone tăng trưởng.
Số lượng lò mổ đầy đủ làm giảm quá trình vận chuyển gia cầm sống, đảm bảo tính phúc lợi động vật. Cấu trúc của chuỗi sản xuất được tối giản, góp phần giảm mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2, so với các chuỗi có quy mô lớn điển hình.
Hệ thống cũng cho phép kiểm soát chất lượng tốt hơn nhờ sự hỗ trợ liên tục từ kỹ thuật viên và bác sĩ thú y. Đây là mạng lưới gồm bộ phận chuyên môn và chuyên gia qua đào tạo chuyên sâu, do Bộ Nông nghiệp, Vật nuôi và Cung ứng Brazil (Ministério da Agricultura, Pecuária e Abastecimento-MAPA) giám sát, kiểm tra từng khâu của quy trình sản xuất.
Nhân viên của Cơ quan Thanh tra Liên bang (Serviço de Inspeção Federal) cũng đến thăm từng đơn vị chế biến xuất khẩu. Quy trình sản xuất đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, gồm:
– Tiêu chuẩn toàn cầu BRC về An toàn thực phẩm;
– Tiêu chuẩn Đặc trưng Quốc tế (IFS);
– Tiêu chuẩn toàn cầu GLOBAL GAP về Thực hành nông nghiệp tốt.
Nhiều chương trình cụ thể như:
– Chương trình kiểm soát Chất độc hại và Tồn dư Quốc gia (Programa Nacional de Controle de Resíduos e Contaminantes);
– Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP);
– Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh (SSOP);
– Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP).
Các chương trình tập trung vào bảo toàn chất lượng và sức khỏe của gà cũng như sản phẩm gia cầm của Brazil.
Chứng nhận Halal
Brazil có quan hệ đối tác chiến lược với các nước nhập khẩu, để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Duy trì sự kết nối chặt chẽ với các đồng minh trên thế giới. Hiện nay, Brazil là nhà xuất khẩu thịt gà hàng đầu có chứng nhận Halal. Xuất khẩu thịt gà của Brazil có vai trò chính trong cung cấp nguồn đạm chất lượng cao.
Sản phẩm được cấp chứng nhận bởi các tổ chức độc lập như:
– Trung tâm Phổ biến Hồi giáo cho người Hồi giáo ở Mỹ Latinh (CDIAL Halal);
– Liên đoàn các Hiệp hội Hồi giáo ở Brazil (FAMBRAS);
– Cơ quan Thanh tra Hồi giáo (SIIL Halal).
Thảo Duyên biên dịch
- brazil li>
- xuất khẩu thịt gà li> ul>
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2
- Đồng Nai: Giúp người dân nuôi động vật hoang dã an toàn, hiệu quả
- Thành công từ nuôi heo trong chuồng lạnh
- Tình hình nhập khẩu ngô và đậu tương trong 8 tháng năm 2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Tin mới nhất
CN,24/09/2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2
- Đồng Nai: Giúp người dân nuôi động vật hoang dã an toàn, hiệu quả
- Thành công từ nuôi heo trong chuồng lạnh
- Tình hình nhập khẩu ngô và đậu tương trong 8 tháng năm 2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất